X

Soạn văn lớp 9

Soạn bài Những đứa trẻ ngắn gọn - Soạn văn lớp 9


Soạn bài Những đứa trẻ ngắn nhất năm 2023

Với Soạn bài Những đứa trẻ ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 9 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 9. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 9 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Những đứa trẻ

A. Soạn bài Những đứa trẻ (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 233 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

(Bố cục xem nội dung trên)

Những chi tiết xuất hiện ở phần một và phần ba: ba đứa trẻ hàng xóm, chuyện về những con chim, những câu chuyện cổ tích, người dì ghẻ, chuyện về người bà hiền hậu.

Câu 2 (trang 233 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

- Hoàn cảnh của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ: những đứa trẻ mồ côi, thiếu thốn tình cảm.

- Hoàn cảnh giữa hai gia đình: Ông đại tá có địa vị cao trong xã hội, quan chức giàu sang. Còn ông bà ngoại của A-li-ô-sa là dân thường.

Câu 3 (trang 233 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

- Hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm: Vẻ ngoài giống nhau (mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau khuôn mặt tròn, mắt sáng, phải phân biệt theo tầm vóc; Chúng ngồi sát vào nhau giống như chú gà con; ... những con ngỗng ngoan ngoãn. So sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu, đồng thời toát lên sự thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.

- Đó là sự ngây thơ, trong trắng, cam chịu của những đứa trẻ, sự cảm thông của chú bé A-li-ô-sa với những đứa trẻ bất hạnh.

Câu 4 (trang 233 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1): Chuyện đời thường và cổ tích được lồng vào nhau

- Chi tiết về mụ gì ghẻ: Khi nghe những đứa trẻ hàng xóm nhắc chuyện dì ghẻ, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.

- Chi tiết về người “mẹ thật”: A-li-ô-sa nói với lũ trẻ: “Mẹ thật của các cậu thế nào rồi cũng sẽ về, rồi các cậu xem”. Khi những đứa trẻ thắc mắc, cậu lại nói : “Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảng, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại…”.

- Hình ảnh người đàn bà nhân hậu xuất hiện với giọng văn “ngày trước”,”trước kia”, “đã có thời”. Trong đoạn trích này, mỗi lần A-li-ô-sa nhắc đến bà ngoại là để nói bà thường kể chuyện cổ tích cho chú nghe. Chú lại đem những câu chuyện ấy kể lại cho các bạn, chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Khi đứa con đại tá khái quát: “Có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng rất tốt…” thì trước mắt chúng ta như hiện lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong truyện cổ tích.

B. Giới thiệu sơ lược về tác giả

- Tên Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936)

- Quê quán: Thành phố Nizhni Novgorod trên bờ sông Vôn ga

- Cuộc đời:

+ Ông mồ côi cha từ khi 13 tuổi

+ Ngay từ thời thơ ấu, Go-rơ-ki đã phải chịu một sự giáo dục nghiệt ngã, hà khắc của ông ngoại

+ Khi lên 10 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông đã phải lăn vào đời để kiếm sống, ông làm đủ nghề, có lúc ông phải đi ăn xin

+ Ông rất ham đọc sách và chính niềm đam mê này cùng những bươn trải đã giúp ông nảy sinh cảm hứng và năng lực áng tác văn chương

- Tác phẩm chính: Bộ ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906-1907)

C. Tìm hiểu tác phẩm Những đứa trẻ

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

+ Thời thơ ấu là tiểu thuyết đầu tiên trong ba tiểu thuyết tự thuật của Go-rơ-ki được sáng tác vào năm 1913-1914, tiểu thuyết gồm 13 chương

+ Văn bản Những đứa trẻ trích ở chương 9 của tác phẩm này

- Thể loại: Tiểu thuyết

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Tóm tắt Gần một tuần trôi qua ba đứa trẻ hàng xóm lại ra sân chơi và rủ Aliosa chơi cùng. Trong cuộc trò chuyện với ba anh em con nhà ông đại tá Ốp- xi- an- ni- cốp, Aliosa có hỏi mẹ chúng, chúng buồn vì mẹ của chúng đã mất còn bố chúng lấy một người mẹ khác. Để an ủi ba đứa trẻ, Aliosa đã kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích mà bà câu hay kể. Tuy nhiên bố của ba đứa trẻ xuất hiện và cấm đoán Aliosa không được chơi với ba đứa trẻ nữa. Bất chấp sự ngăn cấm, những đứa trẻ vẫn tìm cách chơi với nhau, an ủi nhau bằng cách kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn.

- Bố cục:

+ Phần 1 ( Từ “Có đến gần mọt tuần” đến “ấn em nó cúi xuống”): Tình bạn tuổi thơ trong sáng của Aliosa và ba đứa trẻ hàng xóm

+ Phần 2 ( Từ tiếp đến “cấm không được đến nhà tao”): Tình bạn bị ngăn cấm

+ Phần 3 (Còn lại): Mặc dù bị ngăn cấm, tình bạn của những đứa trẻ vẫn tiếp diễn

- Ngôi kể Thứ nhất

- Giá trị nội dung:

Đoạn trích kể lại tình bạn thân thiết giữa Aliosa và ba đứa trẻ hàng xóm con ông đại tá sống thiếu tình thương, bất chấp sự cách biệt và cản trở của địa vị xã hội

- Giá trị nghệ thuật: Đoạn trích thành công bởi cách kể chuyện nhẹ nhàng giàu hình ảnh, có sự đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích. Việc không gắn danh xưng cho bọn trẻ khiến câu chuyện mang ý nghĩa khái quát và đậm màu sắc cổ tích.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn nhất, hay khác: