X

Soạn văn lớp 9

Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự ngắn gọn - Soạn văn lớp 9


Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự ngắn nhất năm 2023

Với Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 9 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 9. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 9 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự

A. Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự (ngắn nhất)

Kiến thức cần nhớ

Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.

Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

Ví dụ (trang 138 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

Đoạn 1 Đoạn 2

- Lời của ông giáo, đang thuyết phục chính mình rằng vợ mình không ác - chỉ buồn chứ không nỡ giận (cuộc đối thoại ngầm).

- Nêu vấn đề: “Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ”. Tác giả phát triển một vấn đề: vợ tôi không phải là người ác, sở dĩ thị trở nên ích kỉ tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ(lý lẽ).

- Đưa 2 lý lẽ:

   + Khi người ta đau buồn có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu.

   + Khi người ta quá khổ thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai khác. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất.

Kết luận: tôi biết vậy nên chỉ buồn không nỡ giẫn.

- Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm cay nghiệt như mụ, càng oan nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái.

Lý lẽ của Hoạn Thư:

- Tôi là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình (lẽ thường).

- Đối xử tốt với Kiều:

   + Cho ra quan âm các viết kinh

   + Bỏ trốn không đuổi theo (kể công).

- Tôi và cô cùng cảnh ngộ chung, ai nhường cho ai.

- Dù sao tôi cũng chót gây đau khổ cho cô, nên chỉ chờ vào sự bao dung độ lượng của cô.

Với cách lập luận đó, Kiều phải công nhận sự khôn ngoan của Hoạn Thư.

- Lý lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư đặt Kiều vào tình thế khó xử:

   + Tha: may đời

   + Không tha: người nhỏ nhen.

- Khi đối thoại với chính mình hoặc với người khác, cần nêu rõ những lý lẽ diễn cảm, thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó để lập luận chặt chẽ, hợp lý.

- Các câu văn trong văn bản tự sự thường là các loại câu:

   + câu nghị luận.

   + Câu khẳng định, phủ định, câu có mệnh đề hô ứng.

   + Nếu … thì, không những… không chỉ….mà còn, càng, càng.

   + Vì thế… cho nên,một mặt… mặt khác

   + Các từ ngữ thường được dùng: Tại sao? Thật vậy, đúng thế, trước hết, sau cùng, nói chung, nói tóm lại, tuy nhiên…

Luyện tập

Câu 1 (trang 139 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

Lời văn trong đoạn trích (a), mục I.1 là lời của nhân vật ông giáo. Ông giáo đang thuyết phục bạn đọc rằng vợ ông không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận”.

Câu 2 (trang 139 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

Ở đoạn trích (b), mục I.1, trình tự lập luận của Hoạn Thư:

- Phận đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình.

- Kể công từng tha cho Kiều khi Kiều chạy trốn.

- Cuối cùng nhận lỗi và cầu mong sự rộng lượng.

B. Kiến thức cơ bản

- Trong văn tự sự, để người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lý lẽ và dẫn chứng

- Nội dung đó thường được diễn đạt bằng cách lập luận, làm cho câu văn thêm phần triết lý

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn nhất, hay khác: