X

Soạn văn lớp 9

Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ngắn gọn - Soạn văn lớp 9


Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ngắn nhất năm 2023

Với Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 9 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 9. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 9 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

A. Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2):

Tác giả viết bài này vào đầu năm 2001 khi chuyển tiếp giữa hai thế kỉ cũng là thời điểm chuyển tiếp giữa hai thiên nhiên kỉ.

- Vấn đề: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới→ có tính thời sự, có ý nghĩa với sự phát triển lâu dài, hội nhập của đất nước

- Nhiệm vụ:

+ Đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.

Câu 2 (trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2):

Trình tự lập luận của tác giả:

-Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.

- Bối cảnh thế giới và nhiệm vụ của đất nước ta

- Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.

- Nhiệm vụ của thế hệ trẻ khi bước vào thế kỉ mới.

Câu 3 (trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2):

Tác giả cho rằng “sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” vì:

- Máy móc, các yếu tố khác có tân tiến tới đâu cũng là sản phẩm do con người sáng tạo, không thể thay thế con người đặc biệt trong nền kinh tế tri thức.

- Con người là động lực của lịch sử.

Câu 4 (trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2):

Điểm mạnh yếu của con người Việt Nam và tác động tới nhiệm vụ đất nước:

-Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành. → Không thích ứng với nền kinh tế mới.

- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi chặt nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. → Ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và thôn dã, là vật cản ghê gớm.

- Có tinh thần đoàn kết đùm bọc, nhất là trong chiến tranh nhưng lại đố kị nhau trong cuộc sống hàng ngày. → Ảnh hưởng tới đạo đức, giảm đi sức mạnh và tính liên kết

- Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen, kỳ thị kinh doanh, quen với cao cấp, sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, có thói quen khôn vặt, không coi trọng chữ tín. → Cản trở kinh doanh và hội nhập.

Câu 5 (trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2):

- Nhận xét của tác giả với các sách lịch sử và văn học:

+ Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…

+ Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt

- Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn

Câu 6 (trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2):

Những câu thành ngữ, tục ngữ được sử dụng: nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, bóc ngắn cắn dài, trâu buộc ghét trâu ăn, nhiễu điều phủ lấy giá gương, bóc ngắn cắn dài,...

Luyện tập

Câu 1 (trang 31 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2):

Dẫn chứng cho điểm mạnh yếu của người Việt như tác giả đã nêu:

-Con người Việt Nam rất thông minh : đạt giải cao trong các cuộc thi toán, lí, hóa...

-Yêu thương đùm bọc nhau: giúp đỡ những vùng bão lũ ngập lụt, thực hiện các chương trình từ thiện,...

- Điểm yếu: ý thức kém trong cộng đồng (giữ vệ sinh kém, rác bừa bãi...), khôn vặt (chặt chém khách du lịch,...), không giữ chữ “tín”,...

Câu 2 (trang 31 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2):

Học sinh nhìn nhận bản thân và đối chiếu với những điểm mạnh, điểm yếu mà tác giả đã nêu ra.

B. Giới thiệu sơ lược về tác giả

- Tên: Vũ Khoan sinh năm 1937

- Quê quán: huyện Phú Xuyên, Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:

+ Vũ Khoan được biết đến là một nhà chính trị và ngoại giao xuất sắc của Việt Nam

+ Ông từng bắt đầu công việc ngoại giao cho quốc gia từ 1956 với công việc phiên dịch

+ Năm 1990, ông làm Thứ trưởng Bộ ngoại giao

+ Từ 28 tháng 1 năm 2000 đến ngày 8 tháng 8 năm 2002 ông làm Bộ trưởng Bộ Thương mại

+ Ông là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế đối ngoại Việt Nam từ tháng 8 năm 2002 đến cuối tháng 6 năm 2006

+ Với rất nhiều những đóng góp của mình cho nền ngoại giao quốc gia, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, hai Huân chương Lao động hạng Nhì

C. Tìm hiểu tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài viết này đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, Thành phố HCM, 2002.

- Thể loại: Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

- Tóm tắt

Mở đầu bài nghị luận, tác giả đề ra nhiệm vụ của con người Việt Nam trước mục tiêu của đất nước là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp cận nền kinh tế tri thức, thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

Tác giả thẳng thắn nêu điểm yếu và điểm mạnh của con người Việt Nam. Điểm mạnh của người Việt là: thông minh, nhạy bén, cần cù, sáng tạo, tỉ mỉ, đoàn kết, đùm bọc trong chống giặc ngoại xâm và thích ứng nhanh. Điểm yếu của người Việt là: thiếu kiến thức cơ bản, kém năng lực thực hành, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương, đố kị trong làm ăn, cuộc sống đời thường, ạn chế trong thói quen nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen bao cấp, thói khôn vặt và ít giữ chữ tín.

Vì vậy, chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người vì con người là động lực phát triển của lịch sử.

- Bố cục:

+ Phần 1 từ đầu đến “thiên niên kỷ mới”: Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới

+ Phần 2: tiếp theo cho đến “kinh doanh và hội nhập”: Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước

+ Phần 3: tiếp theo cho đến hết. Những điểm manh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới

- Giá trị nội dung: Tác phẩm đã nêu ra bình luận cụ thể về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, từ đó, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi con người Việt Nam phải khắc phục điểm yếu để bước vào thế kỉ mới

- Giá trị nghệ thuật: Bài viết đặt ra vấn đề nóng hổi, cấp thiết với cách nhìn nhận khách quan kết hợp với lí lẽ lập luận giản dị, chặt chẽ và thái độ tôn trọng đối tượng, tinh thần trách nhiệm của tác giả. Việc sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, cách nói giản dị, dễ hiểu, sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ sinh động, cụ thể và hàm súc cũng là những nét tiêu biểu về nghệ thuật của tác phẩm

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn nhất, hay khác: