X

Soạn văn lớp 9

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh ngắn gọn - Soạn văn lớp 9


Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh ngắn nhất năm 2023

Với Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 9 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 9. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 9 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh

A. Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 8 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

- Vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Hồ Chí Minh: Bác đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nước ở phương Đông và phương Tây, nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài (Pháp, Anh, Hoa, Nga).

- Lý do:

    + Bác tiếp thu một cách có chọn lọc và phê phán cái tiêu cực.

    + Tính ham học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.

    + Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, có dịp tiếp xúc văn hóa nhiều nơi.

Câu 2 (trang 8 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

Biểu hiện của lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ:

- Nơi ở và làm việc mộc mạc đơn sơ: nhà sàn nhỏ bằng gỗ chỉ có vài phòng, ao nhỏ.

- Trang phục và tư trang giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp cao su, chiếc vali con.

- Ăn uống đạm bạc: rau luộc, cá kho, cà muối.

Câu 3 (trang 8 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khổ, không phải là cách tự thần thánh hóa. Đây là lối sống có văn hóa, một quan niệm thẩm mỹ cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.

Câu 4 (trang 8 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

Cảm nhận về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:

- Có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Có sự học tập không ngừng, tiếp thu có chọn lọc và phê phán những cái hạn chế tiêu cực.

Luyện tập

Trong một lần đôi dép đã đi được 11 năm của Bác bị đứt quai. Một anh chiến sĩ đã xung phong chữa dép cho Bác. Khi chiếc dép đã được chữa xong, các anh chiến sĩ phàn nàn:

- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..

Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn “thọ” lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...

⇒ Cuộc đời của Bác là tấm gương sáng ngời về đức: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nếp sống giản dị của Bác chính là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.

B. Giới thiệu sơ lược về tác giả

- Tên Lê Anh Trà (1927-1999)

- Quê quán: Quảng Ngãi

- Quá trình hoạt động văn học:

+ Năm 1965, ông tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học tổng hợp quốc gia Mát-xcơ-va

+ Ông lần lượt được phong học hàm Phó giáo sư và Giáo sư các năm 1984 và 1991

+ Lê Anh Trà được biết đến là một nhà quân sự, sau đó chuyển sang viết báo. Ông từng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật

+ Ông là một tác giả chuyên nghiên cứu và viết về chủ tịch Hồ Chí Minh

+ Tác phẩm đặc sắc nhất của ông là “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả”

C. Tìm hiểu tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: “Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” của Lê Anh Trà, in trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”do Viện Văn hóa xuất bản năm 1990

- Thể loại: Văn bản nhật dụng

- Tóm tắt

Cuộc đời Hồ Chí Minh đầy truân chuyên. Người đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới và thành thạo nhiều ngôn ngữ. Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.

Tuy là một người uyên bác nhưng Người có một phóng cách sống vô cùng giản dị từ nơi ở, nơi làm việc đơn sơ, trang phục giản dị, ăn uống đạm bạc, đến cách sống thanh cao và có văn hóa.

Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bác sống giản dị, thanh cao không phải để khác đời, hơn đời. Đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần và quan niệm về lối sống đẹp.

- Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “rất hiện đại”): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh

- Đoạn 2 (từ tiếp đến “hạ tắm ao”): Những biểu hiện cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống và làm việc

- Đoạn 3 (từ tiếp đến hết): Khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh

- Giá trị nội dung:

Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Giá trị nghệ thuật:

Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn nhất, hay khác: