Soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ngắn gọn - Soạn văn lớp 9
Soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ngắn nhất năm 2023
Với Soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 9 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 9. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 9 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (ngắn nhất)
I. Chuẩn bị ở nhà
1. Ôn lại để nắm vững yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nội dung cơ bản ở từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Thân bài: Triển khai luận điểm.
- Kết bài: Nhấn mạnh, nâng cao vấn đề.
2. Đề bài: “Bếp lửa sưởi ấm một đời”
Lập dàn ý
I.Mở bài: giới thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- Dẫn dắt vấn đề, câu nói “bếp lửa sưởi ấm một đời”.
II.Thân bài
a. Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ, thời niên thiếu, thời đánh giặc.
- Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn”, “ấp iu” bà từng nhóm, khơi nguồn dòng hồi tưởng của người cháu
- Tuổi ấu thơ: Gợi lên hình ảnh nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn mà hai bà cháu trải qua.
-Thời niên thiếu: bếp lửa gắn với người bà, bà dạy cháu học, cháu làm. Bà trở thành người mẹ nuối nấng và dạy dỗ cháu khi bố mẹ cháu đi xa.
- Năm đánh giặc: bếp lửa gắn liền với bà, bà hiện lên là hậu phương vũng chắc, giàu lòng hi sinh.
→ Người cháu cảm thấy hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bà và nhớ bà.
b. Những suy nghĩ về người bà và hình ảnh bếp lửa.
- Hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng ngọn lửa tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm, sự sống.
- Hình ảnh người bà: người thắp lửa, giữa lửa, truyền niềm tin, tình yêu thương, sức sống tới các thế hệ.
- Suy ngẫm về người bà và hình ảnh bếp lửa: bếp lửa kì lạ và thiêng liêng
c. Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa
- Khoảng cách về không gian, thời gian và ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà không làm cháu lãng quên hơi ấm của bếp lửa và tình bà.
III. Kết bài
Khẳng định Bếp lửa là tình yêu thương, sự chăm sóc tần tảo của bà khiến cho người cháu dù xa vẫn nhớ thương về bà. Bếp lửa đã sưởi ấm cuộc đời cháu.
B. Kiến thức cơ bản
Chuẩn bị ở nhà
1. Ôn lại để nắm vững yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nội dung cơ bản ở từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài
2. Đề bài: “Bếp lửa sưởi ấm một đời”
Mở bài: giới thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- Dẫn dắt vấn đề, câu nói “bếp lửa sưởi ấm một đời” vào, đưa ra nhận định
Thân bài
a. Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ
- Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn” có thật gợi nhớ tới bếp lửa “ấp iu” bà từng nhóm, đánh thức dòng hồi tưởng của người cháu
- Gợi lên hình ảnh nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn mà hai bà cháu trải qua
- Bằng giọng kể nhỏ nhẹ, tâm tình, làm người cháu miên man trong cảm xúc nhớ bà
⇒ Người cháu cảm thấy hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bà
b. Những suy nghĩ về người bà và hình ảnh bếp lửa
- Hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng ngọn lửa tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm, sự sống
- Hình ảnh người bà : người thắp lửa, giữa lửa, truyền niềm tin, sức sống tới các thế hệ
- Suy ngẫm về người bà và hình ảnh bếp lửa: bếp lửa kì lạ và thiêng liêng
c. Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa
- Khoảng cách về không gian, thời gian và ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà không làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà
- Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn những tình cảm kính trọng, biết ơn, nỗi nhớ thương da diết
Kết bài
Khẳng định bếp lửa là hình ảnh xuyên suốt toàn bài. Bếp lửa là tình yêu thương, sự chăm sóc tần tảo của bà khiến cho người cháu dù xa vẫn nhớ thương về bà.