X

Soạn văn lớp 9

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ngắn gọn - Soạn văn lớp 9


Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ngắn nhất năm 2023

Với Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 9 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 9. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 9 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

A. Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 63 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

- Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận được miêu tả:

   + Xây dựng nhiều cung điện, đền đài lãng phí, hao tiền tốn của.

   + Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp.

   + Những cuộc dạo chơi bày trò giải trí hết sức lố lăng tốn kém.

   + Mỗi tháng vài ba lần Vương ra cung Thuỵ Liên…

   + Việc thu sản vật, thứ quý.

   + Việc bày vẽ trang trí trong phủ gây phiền nhiễu, tốn kém.

- Lời văn tác giả chân thực, khách quan, thể hiện thái độ phê phán, không đồng tình sự ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh.

- Lời kết thúc “...kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường” là dấu hiệu không lành, điềm gở sắp xảy ra.

Câu 2 (trang 63 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

- Thủ đoạn của bọn quan lại: vừa ăn cướp vừa la làng.

- Ý nghĩa đoạn văn cuối bài: Tăng tính thuyết phục, kín đáo bộc lộ thái độ lên án phê phán của tác giả đối với chế độ phong kiến.

Câu 3 (trang 63 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

Truyện Tùy bút

-Có cốt truyện cụ thể, có thể là thật và tưởng tượng có mở đầu, diễn biến, kết thúc.

-Xây dựng nhân vật với ngoại hình, tính cách, tâm lí trong không gian, thời gian nghệ thuật..

-Ghi chép tản mạn

-Không xây dựng theo tính chất nhân vật, không gò bó theo hệ thống kết cấu nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo.

-Thể hiện cảm xúc chủ quan qua lời bình, lời nhận xét, lời viết của tác giả

B. Giới thiệu sơ lược về tác giả

- Tên Phạm Đình Hổ (1768 - 1839)

- Quê quán: Hải Dương

- Quá trình hoạt động văn học
+ Ông sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, nhà vua mời ông ra làm quan, dù ông đã mấy lần từ chức nhưng vẫn bị mời ra.

- Phạm Đình Hổ, vốn muốn lấy văn thơ nổi tiếng ở đời, nên cuộc đời ông chủ yếu dành cho việc sáng tác và biên soạn sách hơn là việc ở chốn quan trường.

- Một số tác phẩm nổi tiếng: Ông để lại nhiều văn thơ viết bằng chữ Hán có giá trị lịch sử như “Vũ trung tùy bút” và “Tang thương ngũ lục”

C. Tìm hiểu tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Đoạn trích nằm trong tác phẩm Vũ trung tùy bút, viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX), là tác phẩm văn xuôi ghi lại một cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta, vừa là tài liệu quý giá về sử học, địa lí, xã hội học

- Thể loại: Tùy bút

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Tóm tắt

Trịnh Sâm vốn ăn chơi sa đọa, thường cho xây dựng đình đài liên miên. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bố mặt hồ, các nội thần thì bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa bán quanh hồ. Chúa đi đến đâu đều ra sức thu lấy chim quý, thú lạ, cây sống lâu năm, phiến đá có hình thù kì lạ, không thiếu thứ gì. Nhân cơ hội đó, bọn hoạn quan cung giám nhờ gió bẻ măng, nửa đêm lẻn vào nhà dân lấy chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay rồi buộc cho dân tội giấu vật cung phụng để doạ dẫm lấy tiền khiến người dân phải bỏ tiền của kêu xin, hoặc phá tan vườn hoa, cây cảnh… để khỏi gặp tai hoạ.

- Bố cục:

+ Đoạn 1 (Từ đầu đến “triệu bất tường”): Cuộc sống sa hoa, hưởng lạc của chúa Trịnh Sâm

+ Đoạn 2 (Đoạn còn lại) : Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới quyền

- Giá trị nội dung: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Lựa chọn ngôi kể phù hợp

+ Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc con người.

+ Miêu tả sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày ra đến kì công đưa cây quý về trong phủ, từ những thanh âm khác lạ trong đêm đến hành động trắng trợn của bọn quan lại.

+ Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn nhất, hay khác: