Tóm tắt bài Vi hành ngắn nhất
Tóm tắt bài Vi hành
Với các mẫu Tóm tắt bài Vi hành hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 11 hơn.
A/ Nội dung bài Vi hành
“Vi hành ” là một truyện ngắn kể lại những câu chuyện buồn cười ngộ nghĩnh ở đất Pháp trong những ngày Khải Định sang dự đấu xảo thuộc địa ở Mác Xây.
B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Vi hành
Tóm tắt bài Vi hành - mẫu 1
Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi, người kể chuyện, là một người An Nam nên tưởng đó là Khải Định. Họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pie, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc Vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.
Tóm tắt bài Vi hành - mẫu 2
“Vi hành” là một truyện ngắn kể lại những câu chuyện buồn cười ngộ nghĩnh ở đất Pháp trong những ngày Khải Định sang dự đấu xảo thuộc địa ở Mác Xây. Trên một chuyến tàu điện ngầm, đôi thanh niên người Pháp nhầm lẫn tác giả là Khải Định vi hành. Tưởng rằng tác giả không biết tiếng Pháp nên họ tha hồ quan sát, bình phẩm chân tướng Khải Định. Dưới mắt họ, Khải Định là một ông vua rẻ mạt và diện mạo xấu xí, quê mùa đến những điệu bộ, hành vi lố bịch, tầm thường, thấp kém. Tác giả cũng liên tưởng đến những hành vi của đấng minh quân Âu, Á và đặc biệt ghi lại những hành động tức cười khác của chính phủ Pháp. Bọn mật thám đã theo dõi, rình rập những người Việt Nam ở Pháp một cách nhiệt tình như những tùy tùng đi hộ giá đấng quân vương.
Tóm tắt bài Vi hành - mẫu 3
Trên một chuyến tàu điện ngầm ở Paris tác giả ngồi gần một đôi thanh niên nam nữ Pháp. Họ lầm tưởng tác giả là vua Khải Định, cho rằng Khải Định không biết tiếng Pháp thế là đôi thanh niên Pháp bình luận về cung cách ngờ nghệch, quê mùa, ăn chơi của Khải Định với 1 thái độ miệt thị. Sau đó họ lại bàn luận về các thú giải trí, các trò giật gân mà báo chí Pháp thường đăng. Tàu đỗ, tác giả xuống tàu và suy nghĩ về việc mà Khải Định “Vi hành” sang Pháp phải chăng là để họp với chính phủ Pháp hay để tìm các thú ăn chơi mới? Và từ khi Khải Định sang Pháp, không chỉ dân Pháp mà cả chính phủ Pháp cũng có những nhầm lẫn tương tự. Vì vậy chính phủ Pháp cho mật thám “bảo vệ” những người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp.
Tóm tắt bài Vi hành - mẫu 4
Người kể chuyện của câu chuyện là nhân vật “tôi” – một người An Nam da vàng. “Tôi” kể lại chuyện đôi trai gái nói với nhau trên tàu điện ngầm. Vì ánh nhìn khinh thường cười cợt của người Tây với người da vàng, đôi trai gái bàn luận, nhận xét lầm tưởng nhân vật “tôi” chính là vị vua Khải Định được thực dân Pháp đưa đến Pháp. Họ vô tư nói về vị vua này như một tên hề, như một con rối rẻ tiền. Mà thực ra đó cũng là hình ảnh vị vua An Nam trong thực tế. Khi cặp đôi ấy xuống tàu, nhân vật “tôi” nhớ về câu chuyện của vua Pie thời bé, “tôi” đã biết về cuộc vi hành của vị vua đó, cả vua Thuần. Từ đó mà liên tưởng suy diễn về cuộc vi hành mờ ám, cuộc vi hành được thực hiện vì mục đích riêng của Khải Định chứ không phải vì dân chúng. Câu chuyện cũng là một tiếng nói về việc châm biếm cách đối xử khinh thường của thực dân với người Việt Nam yêu nước.
Tóm tắt bài Vi hành - mẫu 5
"Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc là truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo, số ra ngày 19/2/1923. Tác phẩm được đăng báo đúng vào dịp vua Khải Định được chính phủ Pháp đưa sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác – xây. Với sức chiến đấu mạnh mẽ, tác phẩm đã tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm ; lên án chính sách ngu dân của của bọn thực dân mang danh khai hóa nhưng thực chất là cướp nước; đồng thời tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp.
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
- Hoàn cảnh sáng tác: Vi hành là truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo, số ra ngày 19/2/1923. Tác phẩm được đăng báo đúng vào dịp vua Khải Định được chính phủ Pháp đưa sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác – xây.
- Giá trị nội dung:
+ Tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân.
+ Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu.
+ Bản chất của những tên thực dân lừa bịp, mang danh khai hóa nhưng thực chất cướp nước.
+ Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Hình thức bức thư gửi cô em gái, tạo sự khách quan, tăng tính tự nhiên, chân thật cho tác phẩm.
+ Tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại.
+ Tình huống truyện độc đáo.
+ Cách kể truyện tự nhiên, hóm hỉnh, kết hợp giữa kể và tả.