X

Soạn văn lớp 11

Câu hỏi bài Bài thơ số 28 chọn lọc - Ngữ văn lớp 11


Câu hỏi bài Bài thơ số 28 chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Bài thơ số 28 Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Bài thơ số 28 này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.

Câu hỏi bài Bài thơ số 28 chọn lọc - Ngữ văn lớp 11

Câu hỏi: Hình tượng so sánh trong câu thơ mở đầu bài thơ “Bài thơ số 28” thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu?

Trả lời:

Thể hiện khao khát muốn thấu hiểu, muốn khám phá, muốn hòa hợp về tâm hồn trong tình yêu.

Câu hỏi: Lối cấu trúc giả định được sử dụng trong bài thơ “Bài thơ số 28” nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Nhằm phản ánh quy luật và bản chất phức tạp, bí ẩn, vô cùng của tình yêu.

Chỉ ra những cặp phạm trù đối lập, mâu thuẫn tồn tại vĩnh cửu trong tình yêu khiến tình yêu vừa hấp dẫn, vừa sâu sắc vô cùng.

Mâu thuẫn trong tình yêu:

Anh đã dành trọn trái tim và nguyện dâng hiến cuộc đời cho em, em đã là “nữ hoàng” sở hữu trái tim anh nhưng em không bao giờ khám phá được hết xứ sở ấy.

Tình yêu luôn chứa đựng nhiều cung bậc phong phú, nhiều khi đối lập nhau và em khó lòng có thể tìm thấy giới hạn hay đong đếm được nó.

Câu hỏi: Quan niệm về tình yêu trong bài thơ “Bài thơ số 28” là gì?

Trả lời:

Bài thơ là sự đúc kết, chiêm nghiệm: Yêu là tìm kiếm, là phát hiện và chiếm lĩnh. Tình yêu là sung sướng và khổ đau, là thiếu thốn và giàu sang, gần mà xa, xa mà gần. Phải biết phát hiện và chiếm lĩnh tình yêu, có thế mới thật sự đi tới mái ấm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa.

Câu hỏi: Qua bài thơ “Bài thơ số 28”, em hiểu gì về trái tim tình yêu?

Trả lời:

Tô đậm đặc điểm của trái tim tình yêu: Trái tim tình yêu không hề đơn giản, nó là sự tổng hòa của những tâm trạng phức tạp, thậm chí là đối nghịch nhau. Tất cả những điều đó đều tồn tại không phải chỉ trong phút giây chốc lát mà là mãi mãi.

Câu hỏi: Bài thơ “Bài thơ số 28” cho thấy những khát vọng và nghịch lí nào trong tình yêu?

Trả lời:

Bài thơ nhấn mạnh những mâu thuẫn nghịch lí tồn tại trong tình yêu, đó là thuộc tính bí ẩn của tình yêu. Chính thuộc tính ấy khiến con người luôn say mê kiếm tìm và khao khát khám phá, chiếm lĩnh.

Câu hỏi: So sánh bài thơ “Tôi yêu em” và “Bài thơ số 28”

Trả lời:

Hai bài thơ tình nổi tiếng kia đề cập đến những khía cạnh khác nhau của tình yêu đôi lứa, mỗi bài lại mang một đặc trưng riêng:

"Tôi yêu em" của Puskin giống như lời giãi bày của một chàng trai trẻ, anh tha thiết yêu, đến mức thậm chí không cần được đáp lại tình yêu

Có thể nói, đây là một thứ tình yêu hết sức lí tưởng, cùng với những biểu hiện thường thấy trong tình yêu

Tuy có tình cảm thiết tha sâu đậm với cô gái nhưng chàng trai quyết định chấp nhận giữ trong mình tình cảm đơn phương đó mà không đòi hỏi điều gì, thậm chí còn cầu chúc cho cô có hạnh phúc riêng!

Bài thơ tình số "28" của Tagor thì ca ngợi tình yêu đẹp, gần như hoàn hảo, nếu như lời thơ trong " Tôi yêu em" của Puskin rất chân thành giản dị thì ngược lại, từng câu từng chữ ở đây đều được Tagor "chăm sóc" kĩ càng, rất mượt mà bóng bẩy. Từng cung bậc của tình yêu cũng được thể hiện rất xuất sắc, giàu hình tượng và đầy sức gợi.

Nét nổi bật nhất trong "28" là nhà thơ đã diễn tả cái khao khát tìm hiểu trong tình yêu như một biểu hiện nổi bật , sống động và rất đặc trưng

Tóm lại, "hy sinh cao thượng "là nét nổi bật của bài một, "khao khát tìm hiểu" là đặc trưng của bài thứ hai. Nếu bài đầu tư tưởng chủ đề tập trung ở câu cuối thì bài hai lại ở câu đầu.

Câu hỏi: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Bài thơ số 28”

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Bài thơ thể hiện quan niệm về một tình yêu chân chính.

Tình yêu cần sự thấu hiểu, cần đến từ hai phía.

Tình yêu ẩn chứa nhiều bí ẩn, là một thế giới thiêng liêng, vô hạn.

Tình yêu là cuộc sống, hướng con người đến cái thiện, cái đẹp trong tâm.

Giá trị nghệ thuật:

Bài thơ sử dụng hình tượng so sánh độc đáo, diễn tả được những khao khát đẹp trong tình yêu.

Tác giả dùng cấu trúc so sánh - ẩn dụ trùng điệp, cấu trúc sóng đôi một cách sáng tạo, đưa ra được những triết lí về tình yêu.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: