X

Soạn văn lớp 11

Câu hỏi bài Một thời đại trong thi ca chọn lọc - Ngữ văn lớp 11


Câu hỏi bài Một thời đại trong thi ca chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Một thời đại trong thi ca Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Một thời đại trong thi ca này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.

Câu hỏi bài Một thời đại trong thi ca chọn lọc - Ngữ văn lớp 11

Câu hỏi: Theo tác giả của “Một thời đại trong thi ca”, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì? Và tác giả đã nêu ra cách nhận diện như thế nào?

Trả lời:

Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra và cả thơ mới và thơ cũ đều có cái hay, cái dở.

Các nhận diện:

Lấy bài hay so với bài hay để thấy được đặc điểm, tư tưởng của thời đại.

Nhìn vào đại thể: nghiên cứu trên diện rộng, số lượng nhiều để thấy được sự khái quát.

Câu hỏi: Theo “Một thời đại trong thi ca”, điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bấy giờ là gì?

Trả lời:

Điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc giờ là "chữ tôi" với một quan niệm trước đó chưa từng có: quan niệm cá nhân (sự tự ý thức về bản thân, khát vọng được thành thực).

Đồng thời cũng cho ta thấy được sự vận động của "chữ tôi" và cũng nói lên bi kịch trong tâm hồn người thanh niên lúc bấy giờ.

Câu hỏi: Phân tích vì sao tác giả nói :"chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó" lại "đáng thương" và ... "tội nghiệp" trong “Một thời đại trong thi ca”.

Trả lời:

Tác giả nói "cái tôi" vừa đáng thương và tội nghiệp bởi vì:

Vì "cái tôi" đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn, bơ vơ, muốn thoát nhưng không được.

Họ là những thi nhân đang sống trong cuộc đời mong mỏi, tù túng của thân phận mất nước, mang trong mình "cái tôi" cô đơn, bé nhỏ nên họ thật đáng thương.

Tương phản giữa khát vọng thoát thân và thực tế tù túng, bế tắc để thấy bi kịch của thi sĩ lãng mạn.

Câu hỏi: Theo “Một thời đại trong thi ca”, các nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải tỏa bi kịch của đời mình bằng cách nào?

Trả lời:

Các nhà thơ bấy giờ giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách:

● Gửi bi kịch ấy vào trong tiếng Việt

● Dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt, lấy tinh thần nòi giống, tìm dĩ vãng chỗ dựa tinh thần

● Giọng điệu thiết tha, hi vọng thoát khỏi bi kịch của thi sĩ lãng mạn

Câu hỏi: “Một thời đại trong thi ca” là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn?

Trả lời:

Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn vì:

Cách đặt vấn đề rất ngắn gọn, trực tiếp, không vòng vo khiến người đọc nhận định rõ ràng ngay từ đầu về nội dung của bài tiểu luận.

Cách dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên: đi từ yêu cầu của thời đại và thực tế đời sống, đem cái tôi - cái ta trong thơ mới và thơ cũ ra để so sánh khiến người đọc nhìn nhận rõ ràng.

Ngôn ngữ được sử dụng trong bài tiểu luận rất dễ hiểu, quen thuộc, giàu sức gợi và chất thơ.

Luận điểm khoa học, chính xác, mới mẻ; kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm, nghệ thuật lập luận rất chặt chẽ, logic.

Câu hỏi: Theo quan niệm của Hoài Thanh trong “Một thời đại trong thi ca”, chữ “tôi” và chữ “ta” trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau?

Trả lời:

Chữ “tôi” và chữ “ta” trong thơ mới và thơ cũ có sự khác nhau:

Chữ “tôi” và chữ “ta” thể hiện ý thức bản thân mình. Chữ “tôi” mang ý nghĩa tuyệt đối của nó.

Chữ “ta” trong thơ cũ là cá nhân ý thức gắn với cộng đồng, đoàn thể.

Câu hỏi: Lòng yêu nước của các nhà thơ mới đã được biểu lộ như thế nào trong “Một thời đại trong thi ca”?

Trả lời:

Lòng yêu nước của các nhà thơ mới biểu hiện ở sự sáng tạo trong thơ ca

Họ không chỉ sáng tạo ra những giá trị văn hóa mà còn trực tiếp tham gia vào phong trào cách mạng.

Nhà thơ mới yêu tiếng Việt, họ làm tiếng Việt giàu đẹp hơn.

Lòng yêu nước thể hiện trong sự trân trọng giá trị tinh thần, truyền thống của dân tộc.

Câu hỏi: Qua bài tiểu luận “Một thời đại trong thi ca”, anh (Chị) hiểu thêm gì về tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn và thanh niên đương thời?

Trả lời:

Người đọc hiểu thêm về tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn:

Tấm lòng ưu ái của nhà thơ mới, thế hệ thanh niên đương thời.

Họ những trí thức tiểu tư sản chưa tìm thấy con đường cách mạng hoặc chưa thực sự dũng cảm dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai.

Tấm lòng sâu nặng của họ gửi vào tình yêu tiếng Việt, tình yêu văn hóa dân tộc, gửi vào sự thương nhớ thầm kín với hồn quê đất nước.

→ Những biểu hiện của lớp thanh niên trí thức, tiểu tư sản đương thời đáng quý, đáng trân trọng.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: