X

Soạn văn lớp 11

Câu hỏi bài Tương tư chọn lọc - Ngữ văn lớp 11


Câu hỏi bài Tương tư chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Tương tư Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Tương tư này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.

Câu hỏi bài Tương tư chọn lọc - Ngữ văn lớp 11

Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về nỗi nhớ mong và những lời kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ “Tương tư”.

Trả lời:

Nỗi nhớ mong của chàng trai được thể hiện bằng cách nói bóng gió, xa xôi:

Nỗi nhớ chàng dành cho nàng được xác định trong một khoảng không gian “Thôn Đoài, thôn Đông”, khi người ta tương tư, cảnh vật cũng tương tư, không gian ngập tràn nhung nhớ. Cách nói như vậy thể hiện sự ý nhị, sâu sắc của chàng trai.

Nhà thơ sử dụng thành ngữ “chín nhớ mười mong” để tăng cấp về mức độ cảm xúc, tình cảm từ một thứ vô hình trở nên hữu hình, cụ thể.

Khẳng định tương tư là lẽ dĩ nhiên, là tất yếu của tình yêu cũng như chuyện nắng mưa là chuyện bình thường, tất yếu của trời.

Những lời kể, trách móc của chàng trai:

Nhà thơ phủ định tất cả: không xa, không cách trở, vậy mà người ấy không sang. Lời trách móc như quy kết, làm cho người con gái khó lòng chạy tội.

Điệp từ phiếm chỉ “ai” tạo âm hưởng trùng điệp, não lòng: trạng thái quen thuộc của tương tư: suy tư, sầu muộn đến không ngủ được. Nhân vật trữ tình vừa trách móc, vừa ngẩn ngơ chờ đợi ngày được gặp người mình nhớ thương.

Do quá mong nhớ, tưởng mình bị hờ hững nên sinh ra ngờ vực, hờn trách.

Nỗi nhớ da diết của chàng trai trải dài suốt tới tận cuối cùng của bài thơ nhưng tình cảm của chàng trai vẫn chưa được đền đáp.

Câu hỏi: Theo em, cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von,… ở bài “Tương tư”này có những đặc điểm gì đáng lưu ý?

Trả lời:

Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von,... ở bài này có những điểm đáng lưu ý:

Cách bày tỏ tình yêu của nhân vật trữ tình kín đáo, ý nhị và có ý vị chân thành mộc mạc của chàng trai quê.

Ngôn ngữ thơ dung dị hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn mộng mơ.

Sử dụng hệ thống ẩn dụ - hoán dụ - ước lệ một cách đặc sắc và sáng tạo.

Hình ảnh ví von, chất liệu ngôn từ chân quê, đậm màu sắc dân gian: thôn Đoài - thôn Đông, bến – đò, hoa – bướm, trầu – cau,...→ quan niệm, ước mong về một tình yêu gắn bó, chung thủy.

Giọng điệu nhẹ nhàng, chân thành, tha thiết.

Câu hỏi: Nêu suy nghĩ của em về ý kiến: Bài thơ “Tương tư” mang trong mình “hồn xưa của đất nước”.

Trả lời:

Hoài Thanh cho rằng trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa đất nước”. Nhận định đó rất đúng với bài Tương tư. Nó được thể hiện ở những câu thơ bình dị nhất nhưng vẫn có sức lôi cuốn.

Bên cạnh đó, bài thơ cũng được thể hiện ở cách: bày tỏ cảm xúc, cách dùng ngôn ngữ, chất liệu, màu sắc dân gian, giàu chất “chân quê”.

Câu hỏi: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Tương tư”

Trả lời:

Giá trị nội dung:

- Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.

- Thế hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.

Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát: đậm đà tính dân tộc, mang tính chất biểu cảm nồng nàn.

- Ngôn ngữ: dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn đậm chất lạng mạn, thơ mộng.

- Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc và sáng tạo.

- Hình ảnh sóng đôi: trầu - cau, bến - đò, hoa - bướm, thôn Đoài - thôn Đông; quan niệm về tình yêu gắn bó, thủy chung...

- Thi liệu dân gian: Bài thơ mang vẻ đẹp chân quê, tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính.

Câu hỏi: Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Tương tư” là gì?

Trả lời:

Nhan đề bài thơ là “Tương tư” ám chỉ một trạng thái của con người, tương tư có nghĩa là nhớ nhung, nhưng lại không đơn thuần là nhớ nhung mà còn chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau nữa.

Câu hỏi: Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ “Tương tư” và nội dung cảm xúc được nhân vật trữ tình bày tỏ.

Trả lời:

Nhân vật trữ tình của bài thơ là một chàng trai quê thôn Đoài. Đây là nhân vật trữ tình nhập vai, không trùng với tác giả nhưng không hoàn toàn đối lập, cách biệt, xa lạ với tác giả.

Nội dung cảm xúc được nhân vật trữ tình bày tỏ trong bài là nỗi tương tư, nỗi nhớ nhung, nỗi khao khát yêu đương với các sắc thái đa dạng và phức tạp của nó.

Câu hỏi: Bài thơ “Tương tư” thể hiện tâm tư tình cảm gì của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Nỗi khát khao tình yêu hạnh phúc của lứa đôi- một tình yêu đằm thắm, chân quê.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: