15 Bài tập Tập hợp các số hữu tỉ (có đáp án) - Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 bài tập trắc nghiệm Tập hợp các số hữu tỉ Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 7.
15 Bài tập Tập hợp các số hữu tỉ (có đáp án) - Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7
Xem thử
Chỉ từ 150k mua trọn bộ trắc nghiệm Toán 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
Câu 1. Số đối của số hữu tỉ 0 là số:
A. 0;
B. −1;
C. 0 1000 ;
D. Đáp án A và C đều đúng.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
+ Số đối của số hữu tỉ 0 là số 0.
Do đó, đáp án A đúng.
+ Ta có 0 1000 = 0.
Do đó, đáp án C đúng.
Vậy chọn đáp án D.
Câu 2. Số hữu tỉ là số được viết dưới dạng phân số a b với:
A. a = 0; b ≠ 0;
B. a, b ∈ ℤ, b ≠ 0;
C. a, b ∈ ℕ;
D. a, b ∈ ℕ, b ≠ 0.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
Số hữu tỉ là số được viết dưới dạng phân số a b với a, b ∈ ℤ, b ≠ 0.
Câu 3. Cho a, b ∈ ℤ, b ≠ 0, x = a b .Nếu a, b khác dấu thì:
A. x = 0;
B. x> 0;
C. x < 0;
D. Cả B, C đều sai.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C
Ta có x = a b ; a, b ∈ ℤ, b ≠ 0; a, b khác dấu thì x < 0.
Vì số hữu tỉ a b là phép chia số a cho số b mà hai số nguyên a, b khác dấu nên khi chia cho nhau luôn ra số âm suy ra x < 0).
Câu 4. Số hữu tỉ x nhỏ hơn số hữu tỉ y nếu trên trục số:
A. Điểm x ở bên trái điểm y;
B. Điểm x ở bên phải điểm y;
C. Điểm x và điểm y khác phía đối với điểm 0;
D. Cả 3 đáp án đều sai.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Với hai số hữu tỉ x, y bất kì, số hữu tỉ x nhỏ hơn số hữu tỉ y nếu trên trục số điểm x ở bên trái điểm y.
Câu 5. Số hữu tỉ 3 4 được biểu diễn bởi:
A. Bốn điểm trên trục số;
B. Ba điểm trên trục số;
C. Hai điểm trên trục số;
D. Một điểm duy nhất trên trục số.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
Trên trục số mỗi số chỉ được biểu diễn bởi một điểm duy nhất. Số hữu tỉ 3 4 được biểu diễn trên trục số như hình dưới đây:
Câu 6. Khẳng định nào trong các khẳng định sau là đúng?
A. Số 0 không phải là số hữu tỉ;
B. Số 0 là số hữu tỉ nhưng không phải là số hữu tỉ dương cũng không phải là số hữu tỉ âm;
C. Số 0 là số hữu tỉ âm;
D. Số 0 là số hữu tỉ dương.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
Số 0 là số hữu tỉ nhưng không phải là số hữu tỉ dương cũng không phải là số hữu tỉ âm.
Câu 7. Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Số 2 1 3 là số hữu tỉ;
B. Mọi số nguyên đều là số hữu tỉ;
C. Số 1 , 2 1 , 3 là số hữu tỉ;
D. Số hữu tỉ là các số được viết dưới dạng a b với a, b ∈ ℤ, b ≠ 0.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C
+ Vì 2 1 3 = 7 3 nên 2 1 3 là số hữu tỉ. Do đó, đáp án A đúng.
+ Mọi số nguyên đều là số hữu tỉ. Vì A = A 1 (Với A ∈ ℤ).
Do đó, đáp án B đúng.
+ Số 1,2 và 1,3 không thuộc tập hợp ℤ nên chúng không thỏa mãn điều kiện của một số hữu tỉ.
Do đó, đáp án C sai.
+ Số hữu tỉ là các số được viết dưới dạng a b với a, b ∈ ℤ, b ≠ 0.
Do đó, đáp án D đúng.
Câu 8. Trong các trường hợp sau trường hợp nào có các số cùng biểu thị một số hữu tỉ - 2 3 ?
A. − 4 6 ;
B. 4 6 ;
C. 6 − 9 ;
D. Cả A và C đều đúng.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
Vì - 2 3 = - 4 6 = 6 - 9 nên đáp án A và C đều đúng.
Câu 9. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có các số cùng biểu thị một số hữu tỉ - 1 2 ?
A. – 0,5;
B. 0,5;
C. 0,35;
D. 0,45.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Ta có - 1 2 = - 5 10 = - 0 , 5 .
Vậy chọn đáp án A.
Câu 10 . Cách nào đúng trong các cách viết sau:
A. -10 ∈ ℕ;
B. 0 ∈ ℕ* ;
C. - 3 7 ∈ ℤ;
D. -5 ∈ ℚ .
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
Ta có
ℕ= {0;1;2;3;…} ⇒ Câu A sai.
ℕ* = {1;2;3;…} ⇒ Câu B sai.
ℤ = {…−3;−2;−1; 0; 1; 2; 3;…} ⇒ Câu C sai.
Ta có: − 5 = − 5 1 ∈ ℚ ⇒Câu D đúng.
Câu 11. Các điểm X, Y, Z trong hình dưới đây biểu diễn số hữu tỉ nào?
A. X = − 3 4 ;
B. Y = - 1 2 ;
C. Z = 3 4 ;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
Hình trên chia các đoạn thẳng đơn vị thành 4 phần bằng nhau, lấy một đoạn làm đơn vị mới thì đơn vị mới bằng 1 4 đơn vị cũ.
+ Điểm X nằm bên trái điểm 0 và cách điểm 0 một đoạn bằng 3 đơn vị mới.
Do đó X = - 3 4
+ Điểm Y nằm bên trái điểm 0 và cách điểm 0 một đoạn bằng 2 đơn vị mới (Vì − 2 4 = − 1 2 ).
Do đó Y = − 1 2 .
+ Điểm Z nằm bên phải điểm 0 và cách điểm 0 một đoạn bằng 3 đơn vị mới.
Do đó Z = 3 4 .
Câu 12. Số đối của các số hữu tỉ sau: 0,5; −2; 9; - 7 9 lần lượt là:
A. −0,5; 2; 9; 7 9 ;
B. −0,5; 2; −9; 7 - 9 ;
C. −0,5; 2; −9; 7 9 ;
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C
Hai số hữu tỉ có điểm biểu diễn trên trục số cách đều và nằm về hai phía điểm gốc O là hai số đối nhau. Số đối của số hữu tỉ x là –x.
Nên số đối của các số hữu tỉ sau: 0,5; −2; 9; 7 - 9 lần lượt là −0,5; 2; −9; 7 9 .
Câu 13. Điểm A trong hình dưới đây biểu diễn số hữu tỉ nào?
A. 2 3 ;
B. - 2 3 ;
C. - 1 3 ;
D. – 1.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
Hình trên chia các đoạn thẳng đơn vị thành 3 phần bằng nhau, lấy một đoạn làm đơn vị mới thì đơn vị mới bằng 1 3 đơn vị cũ.
Điểm A nằm bên trái điểm 0 và cách điểm 0 một đoạn bằng 2 đơn vị mới.
Do đó điểm A biểu diễn số - 2 3 .
Câu 14. Sắp xếp các số hữu tỉ − 1 4 ; − 3 2 ; 4 5 ; 0 theo thứ tự tăng dần?
A. − 1 4 ; − 3 2 ; 4 5 ; 0 ;
B. - 3 2 ; - 1 4 ; 0 , 4 5 ;
C. 0 , - 1 4 ; - 3 2 ; 4 5 ;
D. - 1 4 ; 0 ; - 3 2 ; 4 5 .
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
+ Ta có: - 1 4 < 0; - 3 2 < 0; 0 < 4 5
+ So sánh - 1 4 và - 3 2
Ta có: - 3 2 = - 6 4
Vì − 6 4 < − 1 4 nên − 3 2 < − 1 4 .
Do đó − 3 2 < − 1 4 < 0 < 4 5 .
Vậy thứ tự sắp xếp tăng dần là − 3 2 ; − 1 4 ; 0 ; 4 5 .
Câu 15. Số hữu tỉ x 6 không thỏa mãn điều kiện sau − 1 2 < x 6 < 1 2 là:
A. − 1 6 ;
B. 1 6 ;
C. 1 3 ;
D. - 2 3 ;
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
Ta có: − 1 2 < x 6 < 1 2 nên − 3 6 < x 6 < 3 6 .
Suy ra x 6 ∈ − 2 6 ; − 1 6 ; 0 ; 1 6 ; 2 6 .
Mà 1 3 = 2 6 ; − 2 3 = − 4 6 .
Do đó − 2 3 không thuộc tập hợp các số hữu tỉ x 6 .
Vậy chọn đáp án D.
Xem thử