X

1000 câu trắc nghiệm Địa Lí 12

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 1 (có đáp án): Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập (phần 2)


Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 1 (có đáp án): Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập (phần 2)

Câu 16. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ

A. khi nước ta dành độc lập năm 1945

B. sau khi kháng chiến chống Pháp thành công năm 1954

C. công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội năm 1986

D. sau khi nước ta gia nhập ASEAN 1995 và WTO 2007

Câu 17. Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng do

A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội của các dân tộc

B. Phát triển kinh tế đồng đều giữa các dân tộc ở Việt Nam

C. Thực hiện đổi mới kinh tế xã hội từ những năm 1986

D. Khắc phục được hậu quả của chiến tranh Pháp - Mĩ

Câu 18. Công cuộc Đổi mới của nước ta không diễn ra theo xu thế nào sau đây?

A. Phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

B. Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.

C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 19. Mục tiêu của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội ở nước ta là

A. Đồng bộ thể chế kinh tế thị trường

B. Đẩy mạnh các hợp tác xã phát triển

C. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần

D. Hạn chế tham gia các tổ chức trên thế giới

Câu 20. Định hướng nào không phải là biện pháp đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập của nước ta?

A. Tăng trưởng xóa đói giảm nghèo

B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa

C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

D. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững

Câu 21. Đường lối phát triển kinh tế – xã hội có vai trò

A. then chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

B. quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

C. tiền đề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

D. không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Câu 22. Nhân tố đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội nước ta hiện nay là

A. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

B. Cơ sở vật chất kĩ thuật

C. Đường lối phát triển kinh tế – xã hội

D. Dân cư và nguồn lao động có kĩ thuật

Câu 23. Toàn cầu hóa là xu thế của

A. các nước kém phát triển

B. các nước đang phát triển

C. các nước phát triển

D. của toàn thế giới

Câu 24. Xu thế lớn tác động đến nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời đại ngày nay là

A. phát triển nền kinh tế trí thức.

B. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. phát triển công nghệ cao.

D. toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế.

Câu 25. Ngày càng nhiều có tổ chức kinh tế, xã hội ra đời với thành viên là nhiều nước, nhiều khu vực,.. Điều đó thể hiện

A. Các nước quan tâm đến các hoạt động kinh tế, xã hội

B. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phổ biến

C. Các hoạt động thương mại quốc tế phát triển rộng khắp

D. Tình trạng độc quyền, bá chủ của các nước lớn

Câu 26. Những diễn biến kinh tế, chính trị trên thế giới cho thấy xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay là

A. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

B. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phổ biến.

C. Thương mại quốc tế phát triển rộng khắp

D. Tình trạng độc quyền, bá chủ của các nước lớn

Câu 27. Thách thức lớn nhất của Việt Nam trước xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là

A. Ô nhiễm môi trường gia tăng

B. Tình trạng độc quyền, bá quyền của các nước lớn

C. Tự do hoá thương mại ngày càng mở rộng

D. Sự phân hoá giàu nghèo trong các tầng lớp nhân dân

Câu 28. Vấn đề các nước lớn như Hoa Kì, Trung Quốc, Liên Bang Nga độc quyền, bá quyền nhiều mặt về kinh tế - xã hội ảnh hướng đến

A. xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới

B. các nước có nền kinh tế kém phát triển

C. các nước ở khu vực châu Phi và Nam Mĩ

D. kinh tế của các cường quốc kinh tế (Hoa Kì, Nga,…)

Câu 29. Để sử dụng tốt nguồn nước sông Mê Công, Việt Nam không cần hợp tác chặt chẽ với quốc gia nào dưới đây?

A. Ma-lai-xi-a.

B. Trung Quốc.

C. Thái Lan.

D. Cam-pu-chia.

Câu 30. Tại sao Việt Nam phải hợp tác chặt chẽ với các nước tiểu vùng sông Mê Công?

A. Việt Nam kém phát triển hơn các nước còn lại

B. Để sử dụng nguồn tài nguyên của sông Mê Công hiệu quả

C. Việt Nam nằm ở đầu nguồn sông Mê Công

D. Các nước mang lại nhiều tài nguyên cho Việt Nam

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: