Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 33 (có đáp án): Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng sông Hồng (Phần 2)
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 33 (có đáp án): Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng sông Hồng (Phần 2)
Câu 1. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Bắc Giang
B. Ninh Bình
C. Hải Dương
D. Hưng Yên
Câu 2. Thế mạnh về tự nhiên cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là
A. đất đai màu mỡ
B. nguồn nước phong phú
C. có một mùa đông lạnh, kéo dài
D. ít có thiên tai
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng về định hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Giảm tỉ trọng của cây thực phẩm, tăng cây lương thực.
B. Giảm tỉ trọng của cây lương thực, tăng cây thực phẩm.
C. Giảm tỉ trọng của cây công nghiệp, giảm cây lương thực.
D. Tăng tỉ trọng của cây lương thực, tăng cây công nghiệp.
Câu 4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là
A. Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản
B. Giảm tỉ trọng ngành trổng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản
C. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản
D. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản
Câu 5. Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư – lao động của Đồng bằng sông Hồng là
A. dân số đông, nguồn lao động dồi dào và có trình độ.
B. nguồn lao động lớn nhất cả nước.
C. lao động có trình độ cao nhất cả nước
D. lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.
Câu 6. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về biểu hiện của sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Phần lớn nguyên liệu cho công nghiệp phải đưa từ vùng khác đến.
B. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp.
C. Việc giải quyết việc làm gặp nhiều nan giải, nhất là ở các thành phố.
D. Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp.
Câu 7. Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, còn các ngành khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa là định hướng nào của vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Định hướng phát triển khu vực III.
B. Định hướng phát triển khu vực I.
C. Định hướng chung.
D. Định hướng phát triển khu vực II.
Câu 8. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn là thế mạnh để vùng Đồng bằng sông Hồng
A. thúc đẩy ngành khai khoáng phát triển.
B. phát triển nhanh tốc độ đô thị hóa.
C. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
D. phát triển các ngành kinh tế.
Câu 9. Hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở Đồng bằng sông Hồng là
A. rừng và đất lâm nghiệp ngày càng giảm.
B. đất thổ cư và đất chuyên dùng ngày càng thu hẹp.
C. diện tích đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm.
D. diện tích đất nông nghiệp ngày càng được mở rộng.
Câu 10. Trọng tâm của định hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là
A. phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp, gắn sự phát triển của nó với công nghiệp chế biến
B. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, còn các ngành khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa.
C. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp khai thác, gắn nó với nền nông nghiệp hàng hóa.
D. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến và khai thác.
Câu 11. Thuận lợi của dân số đông ở đồng bằng sông Hồng đối với phát triển kinh tế là
A. lao động dồi dào, giải quyết được nhiều khó khăn về tự nhiên
B. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. nhiều lao động có kĩ thuật cao, phát triển nhiều khu công nghiệp.
D. lao động nông nghiệp đông, có nhiều vùng chuyên môn hóa cây trồng.
Câu 12. Vùng nào nước ta có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất?
A. Đông Nam Bộ.
B. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.