X

1000 câu trắc nghiệm Địa Lí 12

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 35 (có đáp án): (mức độ vận dụng)


Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 35 (có đáp án): (mức độ vận dụng)

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cơ cấu các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Thanh Hóa là gì?

A. Vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, cơ khí, luyện kim màu.

B. Vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, dệt may, cơ khí.

C. Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.

D. Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản.

Câu 17. Tại sao các nhà máy thuỷ điện ở Bắc Trung Bộ chủ yếu có công suất nhỏ?

A. Các sông suối luôn ít nước quanh năm.

B. Phần lớn sông ngắn, trữ năng thuỷ điện ít.

C. Thiếu vốn để xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô lớn.

D. Nhu cầu tiêu thụ điện trong sản xuất và sinh hoạt chưa cao.

Câu 18. Tại sao việc đánh bắt thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ hiện nay gặp nhiều khó khăn?

A. thiếu lực lượng lao động.

B. phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ.

C. ngư dân chưa có kinh nghiệm đánh bắt.

D. mưa bão diễn ra quanh năm.

Câu 19. Vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết khi phát huy thế mạnh công nghiệp của Bắc Trung Bộ là gì?

A. điều tra trữ lượng các loại khoáng sản.

B. tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

C. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng.

D. thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Câu 20. Công nghiệp của Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng do

A. thiếu tài nguyên thiên nhiên.

B. nhiều thiên tai.

C. cơ sở hạ tầng yếu kém.

D. hậu quả của chiến tranh kéo dài.

Câu 21. Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa

A. tạo ra cơ cấu ngành đa dạng, khai thác hợp lí các tiềm năng của vùng.

B. giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, hạn chế du canh, du cư.

C. hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiệu quả các tiềm năng biển và đất liền.

D. tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

Câu 22. Vào mùa hạ gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do

A. ảnh hưởng của Biển Đông.

B. ảnh hưởng của gió mùa.

C. bức chắn địa hình.

D. ảnh hưởng của gió mùa và bức chắn địa hình.

Câu 23. Tại sao sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?

A. mỗi tỉnh đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi.

B. nhằm khai thác các thế mạnh về lâm nghiệp của mỗi tỉnh.

C. tỉnh nào cũng có khả năng phát triển kinh tế biển.

D. nhằm phát huy thế mạnh của vùng gò đồi của tất cả các tỉnh.

Câu 24. Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ, không phải vì

A. Tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

B. Tạo thế mở cửa nền kinh tế.

C. Làm thay đổi quan trọng sự phân công lao động theo lãnh thổ.

D. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.

Câu 25. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hoạt động công nghiệp của Bắc Trung Bộ?

1) Có nhiều hạn chế về điều kiện cơ sở hạ tầng và kĩ thuật.

2) Cơ cấu công nghiệp chưa thật định hình.

3) Cơ sở năng lượng (điện) là ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng.

4) Các khoáng sản crômit, thiếc đã được khai thác ở quy mô lớn.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 26. Sự phân hoá về tự nhiên, về dân cư, về lịch sử và kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ là do nguyên nhân nào chi phối?

A. Địa hình.

B. Khí hậu

C. Đường lối chính sách.

D. Lãnh thổ kéo dài

Câu 27. Địa hình không phải nhân tố làm cho Bắc Trung Bộ có sự phân hóa về

A. tự nhiên.

B. dân cư.

C. đường lối chính sách.

D. kinh tế.

Câu 28. Hướng giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm nào sau đây ở Bắc Trung Bộ là chưa hợp lí

A. Phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thủy sản để bổ sung thêm lượng đạm trong cơ cu bữa ăn.

B. Tăng cường thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh lúa để tăng năng suất và sản lượng lương thực.

C. Phát triển giao thông vận tải đảm bảo việc chuyên chở, trao đổi sản phẩm với các vùng khác.

D. Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp để đảm bảo sản xuất và tránh được thiên tai.

Câu 29. Phương hướng phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

A. Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng khoáng sản của vùng.

B. Xây dựng các cảng nước sâu để nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu hàng hóa.

C. Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cho vùng.

D. Xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là cơ sở năng lượng, hệ thống giao thông.

Câu 30. Để phát triển ngành công nghiệp ở Bắc Trung Bộ thì vấn đề ưu tiên hàng đầu là:

A. nguồn năng lượng.

B. các khu công nghiệp, xí nghiệp.

C. nguồn lao động chất lượng cao.

D. nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Câu 31. Tăng cường thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh lúa để tăng năng suất và sản lượng lương thực nhằm giải quyết vấn đề nào dưới đây ở khu vực Bắc Trung Bộ?

A. Vấn đề cơ sở năng lượng của vùng.

B. Vấn đề lao động, hạn chế du canh, du cư.

C. Vấn đề cơ sở hạ tầng.

D. Vấn đề lương thực, thực phẩm.

Câu 32. Những vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển ngành lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ?

A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn và ven biển.

B. Phát triển mô hình nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp.

C. Kết hợp giữa khâu khai thác, chế biến, tu bổ và trồng rừng.

D. Đẩy mạnh khâu chế biến gỗ và lâm sản.

Câu 33. Việc bảo vệ rừng và vốn rừng không nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Hạn chế tác hại đột ngột của các cơn lũ.

B. Hạn chế các nguồn gen quí khác xâm nhập vào vùng.

C. Điều hòa nguồn nước, bảo vệ môi trường.

D. Chắn gió, bão và cát bay, cát chảy.

Câu 34. Giao thông vận tải có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ do

A. có nhiều tuyến đường nối các cảng biển của Việt Nam với Lào.

B. có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua.

C. là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc – Nam và Đông – Tây.

D. nằm trên con đường xuyên Á kết thúc ở các cảng biển của Việt Nam.

Câu 35. Bắc Trung Bộ là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng chủ yếu do

A. cửa ngõ ra biển của Đông Bắc Lào.

B. là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc – Nam và Đông – Tây.

C. nằm trên con đường xuyên Á và có nhiều cảng biển của Việt Nam.

D. Tiếp giáp với 2 vùng kinh tế quan trọng cả nước và giáp cả biển.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: