X

1000 câu trắc nghiệm Địa Lí 12

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (Phần 2)


Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (Phần 2)

Câu 1. Đảo nào sau đây không được xếp vào các đảo đông dân của vùng biển nước ta?

A. Cái Bầu.

B. Cát Bà.

C. Lý Sơn.

D. Cồn Cỏ.

Câu 2. Điều kiện nào của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?

A. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.

B. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp.

C. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

D. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

Câu 3. Việc khai thác xa bờ ngày càng được đẩy mạnh do

A. nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

B. dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi phát triển thủy sản.

C. nước ven bờ có nhiều cửa sông thuận lợi cho việc nuôi trồng hơn đánh bắt.

D. giúp bảo vệ vùng biển, vùng trời và vùng thềm lục địa.

Câu 4. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của các đảo và quần đảo ở nước ta?

A. là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa quanh các đảo.

B. là hệ thống tiền tiêu góp phần bảo vệ bảo vệ đất liền.

C. là cơ sở để khẳng định chủ quyền quốc gia trên đất liền.

D. là căn cứ để nước ta tiến ra biển lớn trong thời đại mới.

Câu 5. Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là:

A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

B. Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu.

C. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng.

D. Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết các cảng biển của nước ta tập trung chủ yếu ở ven biển của khu vực nào sau đây?

A. Bắc Bộ.

B. Duyên hải miền Trung.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Nam Bộ.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết đảo (quần đảo) nào sau đây ở nước ta có hệ thống sân bay nội địa?

A. QĐ. Cô Tô

B. Đ. Lý Sơn

C. Đ. Phú Quý

D. QĐ.Côn Sơn

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết các khu du lịch biển nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam ở khu vực Bắc Trung Bộ là

A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Lăng Cô.

B. Sầm Sơn, Cửa Lò, Đá Nhảy, Thiên Cầm, Thuận An, Cảnh Dương và Non Nước.

C. Cửa Lò, Sầm Sơn, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Lăng Cô.

D. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Non Nước.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết các cảng biển Dung Quất và Nhật Lệ thuộc lần lượt tỉnh/thành phố nào dưới đây?

A. Quảng Bình và Quảng Ngãi.

B. Đà Nẵng và Quảng Ngãi.

C. Quảng Ngãi và Hà Tĩnh.

D. Quảng Ngãi và Quảng Bình.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết các bãi biển ở nước ta theo tứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Cửa Lò, Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.

B. Cửa Lò, Quy Nhơn, Mỹ Khê,Nha Trang, Mũi Né.

C. Mỹ Khê, Cửa Lò, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.

D. Mỹ Khê, Cửa Lò, Quy Nhơn, Mũi Né, Nha Trang.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết đảo (quần đảo) nào sau đây ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sân bay nội địa?

A. QĐ. An Thới

B. QĐ. Thổ Chu

C. Đ. Phú Quốc

D. QĐ. Côn Sơn

Câu 12. Việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước không có liên quan trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa?

A. Là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.

B. Bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta.

C. Giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

D. Bảo vệ người lao động hoạt động nông nghiệp.

Câu 13. Cảng nước sâu nào sau đây không thuộc địa phận miền Trung?

A. Nghi Sơn.

B. Vũng Áng.

C. Dung Quất.

D. Vũng Tàu.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động du lịch biển của nước ta trong những năm gần đây?

A. Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp.

B. Nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác.

C. Có nhiều khu du lịch biển nổi tiếng cả Bắc, Trung, Nam.

D. Du khách nước ngoài đến Việt Nam chủ yếu du lịch biển.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta hiện nay?

A. Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh.

B. Khi lọc, hoá dầu hoạt động sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của dầu khí.

C. Phải hết sức tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong các hoạt động dầu khí.

D. Nước ta đã làm chủ hoàn toàn việc thăm dò, không liên doanh với nước ngoài.

Câu 16. Hiện nay, khí thiên nhiên ở nước ta chưa được sử dụng cho

A. công nghiệp làm khí hoá lỏng.

B. hoá dầu.

C. làm phân bón.

D. sản xuất điện.

Câu 17. Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam có thể diễn ra quanh năm vì

A. giá cả hợp lí.

B. nhiều bãi biển đẹp.

C. cơ sở lưu trú tốt.

D. không có mùa đông lạnh.

Câu 18. Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta?

A. Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển

B. Phòng chống ô nhiễm môi trường biển.

C. Tập trung khai thác tài nguyên ven bờ.

D. Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai.

Câu 19. Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?

A. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

B. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.

C. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp.

D. Nằm gần các tuyến hàng hải quôc tế trên Biển Đông.

Câu 20. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa

A. là cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

B. là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

C. là cơ sở để nước ta tiến hành mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

D. là cơ sở để nước ta giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: