X

1000 câu trắc nghiệm Địa Lí 12

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 17 (có đáp án): (mức độ vận dụng)


Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 17 (có đáp án): (mức độ vận dụng)

Câu 16. Thuận lợi nhất của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là

A. lao động có trình độ cao nhiều, khả năng huy động lao động lớn.

B. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. số người phụ thuộc ít, số người trong độ tuổi lao động nhiều. 

D. nguồn lao động trẻ nhiều, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 17. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu do tác động của

A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.

C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. phân bố lại dân cư – lao động giữa các vùng.

Câu 18. Do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và nghề phụ kém phát triển nên khu vực nông thôn xảy ra tình trạng nào dưới đây?

A. Thiếu việc làm khá cao.

B. Tỷ lệ thất nghiệp cao.

C. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh.

D. Có nhiều thời gian để sáng tạo, phát triển ngành khác.

Câu 19. Do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên lao động nước ta cũng có sự chuyển dịch theo hướng

A. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I, III.

B. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.

C. giảm tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng khu vực II, I.

D. giảm tỉ trọng khu vực III, I và tăng tỉ trọng khu vực II.

Câu 20. Lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng về tỉ trọng, đó là do

A. Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.

B. Nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa.

C. Luật đầu tư thông thoáng.

D. Sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước.

Câu 21. Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do

A. thị trường lao động phát triển sâu rộng.

B. các kinh tế phát triển mạnh.

C. quá trình đô thị hóa phát triển mạnh.

D. quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Câu 22. Cho bảng số liệu:

Năm Tổng số Chia ra
Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
2000 37 075 24 136 4 857 8 082
2013 52 208 24 399 11 086 16 723

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2015)

Để thể hiện cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2013, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ đường

B. Biểu đồ miền

C. Biểu đồ tròn

D. Biểu đồ cột

Câu 23. Hướng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nào sau đây chủ yếu tập trung vào người lao động?

A. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.

B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

C. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

D. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

Câu 24. Mở rộng các loại hình đào tạo có vai trò gì trong việc giải quyết việc làm ở nước ta?

A. Tạo ra nhiều công ăn việc làm.

B. Người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm.

C. Tăng năng suất lao động, người lao động có thu nhập cao hơn.

D. Giảm tình trạng thất nghiệp ở thành thị.

Câu 25. Vì sao lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác?

A. Khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả.

B. Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.

C. Các động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

D. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Câu 26. Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ

A. việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.

B. thanh niên nông thôn đã bỏ ra thành thị tìm việc làm.

C. chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên.

D. việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

Câu 27. Yếu tố nào thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động?

A. Cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình đổi mới kinh tế đất nước.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

C. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên.

D. Sự phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 28. Nguyên nhân cơ bản làm cho tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do

A. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.

B. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.

C. cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển.

D. ngành dịch vụ còn kém phát triển.

Câu 29. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do

A. tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới.

B. chuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ.

C. số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.

D. năng suất lao động nâng cao.

Câu 30. Khó khăn lớn nhất do sự tập trung lao động đông ở các đô thị lớn ở nước ta gây ra là:

A. đảm bảo phúc lợi xã hội.

B. bảo vệ môi trường.

C. giải quyết việc làm.

D. khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Câu 31. Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì

A. các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng

B. tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao.

C. phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.

D. nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.

Câu 32. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến dân số thành thị là nội dung nào dưới đây?

A. Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn. 

B. Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

C. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.

D. Xây dựng chính sách đáp ứng chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị.

Câu 33. Nhờ phát huy tốt cơ chế thị trường nên lao động khu vực kinh tế nào dưới đây có xu hướng tăng tỉ trọng?

A. Khu vực kinh tế tư nhân – liên doanh.

B. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.

C. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

D. Khu vực kinh tế Nhà nước.

Câu 34. Hướng giải quyết việc làm nào dưới đây chủ yếu tập trung vào vấn đề con người?

A. Tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản.

B. Nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động. 

C. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất công - nông.

D. Hợp tác với các nước phát triển, thu hút vốn đầu tư.

Câu 35. Cho bảng số liệu dưới đây:

TỈ LỆ THIẾU VIỆC LÀM CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG ĐỘ TUỔI PHÂN THEO VÙNG, NĂM 2015 (Đơn vị: %)

Vùng Thành thị Nông thôn
Cả nước 0,84 2,39
Đồng bằng sông Hồng 0,76 1,99
Trung du và miền núi Bắc Bộ 0,96 1,64
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 1,36 3,05
Tây Nguyên 0,91 2,02
Đông Nam Bộ 0,32 0,82
Đồng bằng sông Cửu Long 1,56 3,52

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây không đúng với tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng năm 2015?

A. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị

B. Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

C. Tỉ lệ thiếu việc làm ở đô thị thấp nhất là Đông Nam Bộ.

D. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp nhất là ở Đông Nam Bộ.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: