X

1000 câu trắc nghiệm Địa Lí 12

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31 (có đáp án): (mức độ vận dụng)


Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31 (có đáp án): (mức độ vận dụng)

Câu 16. Ý nào sau đây không đúng khi nói về phong trào người Việt dùng hàng Việt có ý nghĩa?

A. thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển.

B. giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.

C. thay đổi thói quen sính hàng ngoại nhập.

D. tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá.

Câu 17. Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ là

A. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi tắm đẹp.

B. Do kinh tế phát triển, người dân có kinh nghiệm kinh doanh du lịch.

C. Do vị trí Nam Trung Bộ thuận lợi hơn.

D. Vùng biển Nam Trung Bộ có số giờ nắng nhiều, không có gió mùa Đông Bắc.

Câu 18. Nguyên nhân chính làm dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu của nước ta trong thời gian vừa qua là

A. Chính sách hướng ra xuất khẩu, tự do hóa thương mại.

B. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kí kết các hiệp định thương mại với Hoa Kì.

C. Giá thành sản phẩm xuất khẩu thấp.

D. Hàng hóa của nước ta được nhiều nước ưa dùng.

Câu 19. Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Du lịch mạo hiểm.

B. Du lịch nghỉ dưỡng.

C. Du lịch sinh thái.

D. Du lịch văn hóa.

Câu 20. Đặc điểm nào không đúng về ngoại thương của nước ta ở thời kì sau Đổi mới?

A. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới.

B. Thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá.

C. Nước ta có cán cân xuất nhập khẩu luôn luôn xuất siêu.

D. Có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây ở khu vực Tây Bắc có hoạt động xuất – nhập khẩu phát triển nhất?

A. Sơn La.

B. Điện Biên.

C. Yên Bái.

D. Lào Cai.

Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh nào ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người đạt trên 16 tỉ đồng?

A. Quảng Nam.

B. Bình Định.

C. Đà Nẵng.

D. Khánh Hòa.

Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu?

A. Hà Nội

B. Hải Phòng

C. Đồng Nai

D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết những nơi nào sau đây có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người đạt trên 16 tỉ đồng?

A. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội

B. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.

C. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai.

D. TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 25. Nguyên nhân nào được xem là chủ yếu nhất làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng lên?

A. Mở rộng và đa dạng hoá thị trường.

B. Nâng cao năng suất lao động.

C. Tổ chức sản xuất hợp lí.

D. Tăng cường sản xuất hàng hoá.

Câu 26. Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là

A. Có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

B. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.

C. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.

D. Có nhiều bạn hàng lớn như: Hoa Kì, Nhật Bản,...

Câu 27. Trong những năm gần đây, tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh chủ yếu là do

A. tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.

B. hàng hóa của Việt Nam không ngừng gia tăng về số lượng cũng như cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

C. tác động của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì.

D. đây là thị trường tương đối dễ tính, có dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn.

Câu 28. Hạn chế lớn nhất về các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu của nước ta là

A. thuế xuất khẩu cao.

B. tỉ trọng hàng gia công còn lớn.

C. làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

D. chất lượng sản phẩm chưa cao.

Câu 29. Do tác động của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì nên

A. kim ngạch hàng hóa xuất – nhập khẩu của nước ta sang thị trường Bắc Mĩ giảm.

B. kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường châu Âu – Thái Bình Dương tăng.

C. tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh.

D. nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng Âu – Mĩ ngày càng phổ biến trong đời sống.

Câu 30. Cho bảng số liệu:

SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC NĂM 2003

Khu vực Số khách du lịch đến (nghìn lượt người) Chi tiêu của khách du lịch (triệu USD)
Đông Á 67230 70594
Đông Nam Á 38468 18356
Tây Nam Á 41394 18419

(Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2003, NXB Thống kê, 2004)

Căn cứ bảng số liệu, cho biết nhận xét nào đúng về hoạt động du lịch ở Đông Nam Á so với Đông Á và Tây Nam Á?

A. Bình quân chi tiêu mỗi lượt khách ở Tây Nam Á cao nhất.

B. Tổng chi tiêu của khách du lịch khu vực Đông Á lớn hơn khu vực Đông Nam Á.

C. Hoạt động du lịch ở Đông Nam Á phát triển mạnh nhất so với Đông Á và Tây Nam Á.

D. Số lượt khách du lịch ở Đông Nam Á nhiều hơn khu vực Đông Á và Tây Nam Á.

Câu 31. Cho bảng số liệu:

SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ TỔNG THU TỪ KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á NĂM 2014

STT Khu vực Số khách du lịch quốc tế đến (nghìn lượt người) Tổng thu từ khách du lịch (triệu USD)
1 Đông Bắc Á 136 276 237 965
2 Đông Nam Á 97 263 108 094
3 Tây Á 52 440 51 566
4 Nam Á 17 495 29 390

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh số khách du lịch quốc tế đến của khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Bắc Á?

A. Ít hơn 1,4 lần.

B. Chỉ bằng 7,1%.

C. Chỉ bằng 71,4%

D. Ít hơn 39 013 lượt khách.

Câu 32. Tỉnh nào ở nước ta có 2 di sản thế giới?

A. Quảng Ninh.

B. Quảng Bình.

C. Thừa Thiên Huế.

D. Quảng Nam.

Câu 33. Các di sản thế giới của nước ta tập trung nhiều nhất ở khu vực

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 34. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do

A. thị trường thế giới ngày càng mở rộng.

B. đa dạng hóa các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu.

C. tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng.

D. sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.

Câu 35. Hoạt động nội thương của nước ta ngày càng nhộn nhịp, chủ yếu là do

A. Sự đa dạng của các mặt hàng.

B. Tác động của thị trường ngoài nước.

C. Cơ chế quản lí thay đổi.

D. Nhu cầu tiêu dùng của người dân cao.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: