Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): (mức độ vận dụng)
Câu 16. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Mở rộng thị trường tiêu thụ.
B. Mở rộng diện tích các vùng chuyên canh.
C. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
D. Sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu.
Đáp án: C
Giải thích: Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng canh tranh trên thị trường quốc tế.
Câu 17. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là
A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
B. Dọc theo duyên hải miền Trung.
C. Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: A
Giải thích: Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất trong cả nước.
Câu 18. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ
A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.
D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.
Đáp án: C
Giải thích: Nhờ khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động có trình độ cao, vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là dầu khí, cơ sở hạ tầng hoàn thiện,... Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp.
Câu 19. Một số vùng kinh tế của nước ta, công nghiệp kém phát triển do
A. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
B. Thiếu nguồn lao động đặc biệt nguồn lao động có tay nghề.
C. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém và vị trí địa lí không thuận lợi.
D. Thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng,...
Đáp án: D
Giải thích: Những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển là do thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, thị trường... , đặc biệt là giao thông vận tải còn kém phát triển.
Câu 20. Các hoạt động công nghiệp tập trung thường gắn liền với
A. các trung tâm công nghiệp.
B. nguồn lao động có tay nghề.
C. kết cấu hạ tầng thuận lợi.
D. tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án: D
Giải thích: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố như tài nguyên thiên nhân, nguồn lao động, thị trường, ví trí thuận lợi,… nhưng những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, sau đó là nguồn lao động có tay nghề, thị trường tiêu thụ,… Ví dụ: Quảng Ninh có nhiều khoáng sản than nên nhiệt điện, khai thác – chế biến than phát triển,….
Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ý nào đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?
A. Công nghiệp chế biến tăng 7,6%.
B. Công nghiệp khai thác giảm 6,1%.
C. Công nghiệp khai thác tăng 1,6%.
D. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước tăng 1,6%.
Đáp án: B
Giải thích: Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện “Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành” có thể thấy:
- Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm từ 15,7% xuống 9,6% (giảm 6,1%).
- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng từ 78,7% lên 85,4% (tăng 6,7%).
- Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước giảm từ 5,6% xuống 5% (giảm 1,6%).
Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn năm 2000 – 2007?
A. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh.
B. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh.
C. Tỉ trọng khu vực Nhà nước có xu hướng tăng.
D. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
Đáp án: C
Giải thích: Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế, ta thấy:
- Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm từ 34,2% xuống 20% (giảm mạnh, giảm 14,2%).
- Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng từ 24,5% lên 35,4% (tăng 10,9% - tăng nhanh).
- Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 41,3% lên 44,6% (tăng 3,3%).
Như vậy, tỉ trọng khu vực nhà nước có xu hướng tăng là không đúng.
Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?
A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
Đáp án: A
Giải thích: Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện“Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành”có thể thấy:
- Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm từ 15,7% xuống 9,6% (giảm 6,1%).
- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng từ 78,7% lên 85,4% (tăng 6,7%).
- Công nghiệp sx, phân phối điện, khí đốt, nước giảm từ 5,6% xuống 5% (giảm 1,6%).
⇒ Nhận xét: Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến là Sai.
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn năm 2000 – 2007?
A. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
B. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước giảm nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
C. Tỉ trọng khu vực Nhà nước tăng mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh.
Đáp án: D
Giải thích: Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế:
- Tỉ trọng khu vực Nhà nước (màu hồng) giảm từ 34,2% xuống 20%.
- Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước (màu vàng) tăng từ 24,5% lên 35,4%.
- Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (màu xanh lá) tăng từ 41,3% lên 44,6%.
Câu 25. Nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất khiến công nghiệp miền núi chưa phát triển là do
A. thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
C. địa hình hiểm trở.
D. ít lao động có trình độ, chuyên môn tốt.
Đáp án: B
Giải thích: Nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất khiến công nghiệp miền núi chưa phát triển là do sự phát triển thiếu đồng bộ của ngành giao thông vận tải, cơ sở chế biến, điện,…
Câu 26. Cho biểu đồ:
(Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014?
A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng.
B. Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác tăng.
C. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng.
D. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm.
Đáp án: A
Giải thích: Dựa vào biểu đồ, ta thấy:
- Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng, tăng 13%.
- Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng giảm, giảm 6,7%.
- Hàng nông, lâm, thủy sản và hàng khác có xu hướng giảm, giảm 6,3%.
Câu 27. Duyên hải miền Trung cần chú trọng đầu tư vào vấn đề nào sau đây để phát triển công nghiệp?
A. mạng lưới cơ sở hạ tầng.
B. Năng suất, trình độ lao động.
C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
D. Nguyên liệu sản xuất công nghiệp
Đáp án: A
Giải thích: Hạn chế lớn nhất là cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển đồng bộ, đặc biệt là khu vực dọc phía Tây giáp với nước bạn Lào. Vì vậy, trong những năm tới vùng Duyên hải miền Trung cần chú trọng đầu tư vào mạng lưới cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải.
Câu 28. Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta hiện nay còn hạn chế chủ yếu là do
A. Hạn chế của chính sách.
B. Thị trường tiêu thụ nhỏ.
C. Lao động chất lượng kém.
D. Hạn chế về cơ sở hạ tầng.
Đáp án: D
Giải thích: Hạn chế lớn nhất của nước ta là cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, mạng lưới cơ sở hạ tầng yếu kém và phát triển chưa đồng bộ. Đây là điều kiện ít hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta hiện nay.
Câu 29. Nhân tố hạn chế nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta hiện nay là
A. chính sách phát triển công nghiệp.
B. thị trường tiêu thụ sản phẩm.
C. dân cư, nguồn lao động.
D. cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng.
Đáp án: D
Giải thích: Hạn chế lớn nhất của nước ta là cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, mạng lưới cơ sở hạ tầng yếu kém và phát triển chưa đồng bộ ⇒ Đây là điều kiện ít hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta hiện nay.
Câu 30. Khó khăn lớn nhất đối với phát triển công nghiệp ở Duyên hải miền Trung là
A. mạng lưới cơ sở hạ tầng còn yếu kém
B. trình độ lao động kém
C. vị trí địa lí cách xa hai đầu đất nước
D. tài nguyên thiên nhiên hạn chế
Đáp án: A
Giải thích: Duyên hải miền Trung có vị trí trung chuyển vô cùng quan trọng, tiếp giáp vùng biển dài thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa. Vùng giàu có về tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng, nguyên liệu ngành nông – lâm – thủy sản. Đồng thời, lao động khá dồi dào, cần cù chịu khó. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển đồng bộ, đây là hạn chế khả năng thu hút đầu tư của vùng.
Câu 31. Các trung tâm công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở
A. lao động có kinh nghiệm trong sản xuất.
B. vị trí chiến lược tiếp giáp với miền Nam Trung Quốc.
C. giàu nguyên liệu, khoáng sản hoặc vị trí địa lí thuận lợi
D. cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển tương đối hoàn thiện.
Đáp án: C
Giải thích: TDMNBB có thế mạnh lớn về:
- Nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu ngành nông - lâm nghiệp.
- Các tỉnh nằm ở vùng rìa, tiếp giáp với ĐBSH có nhiều điều kiện để giao lưu trao đổi, chuyển giao kĩ thuật, công nghệ sản xuất.
⇒ Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các TTCN ở Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 32. Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây đúng về quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta giai đoạn 2010, 2014?
A. Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng giá trị công nghiệp đứng thứ 2 và có xu hướng giảm
B. Đông Nam Bộ có tỉ trọng giá trị công nghiệp lớn nhất và có xu hướng giảm
C. Vùng có tỉ trọng giá trị công nghiệp tăng lên là TD & MN Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
D. Vùng có tỉ trọng giá trị công nghiệp giảm đi là Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ
Đáp án: B
Qua biểu đồ, ta thấy:
- ĐNB có tỉ trọng lớn nhất (50%) và có xu hướng giảm nhẹ (còn 49,6% năm 2014).
- Đứng thứ 2 là ĐBSH (2,2%), có xu hướng tăng (23,3% năm 2014).
- Các vùng có tỉ trọng tăng lên là: ĐBSH, Bắc Trung Bộ, ĐBSCL.
- Tây Nguyên giữ nguyên tỉ trọng với 0,8%.
Như vậy, các nhận xét A, C, D không đúng và nhận xét B đúng nhất.
Câu 33. Công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa trên thế mạnh nào sau đây?
A. lao động có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp.
B. vị trí chiến lược tiếp giáp với miền Nam Trung Quốc.
C. giàu tài nguyên khoáng sản, tiềm năng thủy điện lớn.
D. cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối hoàn thiện.
Đáp án: C
Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu có nhất về tài nguyên khoáng sản ở nước ta cả số lượng, trữ lượng với một số loại khoáng sản tiêu biểu như than (chiếm khoảng 90%, chủ yếu ở Quảng Ninh), Apatit (Lào Cai), đồng, vàng, sắt,… Đồng thời, đây cũng là vùng có trữ lượng thủy điện lớn với một số thủy điện có công suất rất lớn như thủy điện Sơn La (2400 MW), Hòa Binh (1920 MW), Thác Bà,… Như vậy, ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu nhờ vào nguồn tài nguyên khoáng sản và tiềm năng thủy điện lớn. Ngoài ra còn có tài nguyên nông – lâm, vị trí địa lí thuận lợi,…
Câu 34. Biện pháp mang lại hiệu quả cao và bền vững nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là
A. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
C. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp.
D. hạ giá thành sản phẩm.
Đáp án: B
Giải thích:
- Để công nghiệp phát triển hiệu quả cao, bền vững cần có sự đầu tư mạnh mẽ của tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
- Công nghệ hiện đại, tính năng xử lí cao cũng góp phần hạn chế các tác động xấu tới môi trường trong quá trình sản xuất.
Như vậy, đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ là biện pháp mang lại hiệu quả cao, bền vững nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta. Đồng thời đảm bảo cho sự phát triển có hiệu quả, bền vững, cân bằng giữa kinh tế - xã hội - môi trường.
Câu 35. Để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được nhu cầu mới của đất nước cần
A. Chỉ phát triển công nghiệp trọng điểm.
B. Đầu tư đào tạo lao động có chất lượng cao.
C. Áp dụng chính sách mở cửa, thu hút vốn.
D. Hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp.
Đáp án: D
Giải thích: Để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được những nhu cầu mới của đất nước, vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: