X

1000 câu trắc nghiệm Địa Lí 12

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7 (có đáp án): (mức độ vận dụng)


Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7 (có đáp án): (mức độ vận dụng)

Câu 13. Tại sao đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa?

A. Trong quá trình hình thành biển đóng vai trò chủ yếu.

B. Các dãy nũi chạy theo hướng tây-đông ăn sát ra biển.

C. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông.

D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.

Câu 14. Đặc điểm nào dưới đây không phải của dải đồng bằng sông Hồng?

A. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô.

B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

C. Có các khu ruộng cao bạc màu.

D. Được hình thành phù sa sông bồi đắp.

Câu 15. Giải thích vì sao khu vực miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn?

A. vùng núi nước ta có lượng mưa lớn và tập trung.

B. nhiều sông ngòi, địa hình dốc, nhiều thác ghềnh.

C. sông lớn và dài, nước chảy quanh năm.

D. ¾ diện tích lãnh thổ nước ta là đồi núi.

Câu 16. Điểm khác nhau của Đồng bằng sông Cửu Long so với Đồng bằng sông Hồng là

A. Diện tích nhỏ hơn Đồng bằng sông Hồng.

B. Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô

C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt hơn.

D. Độ cao địa hình cao hơn Đồng bằng sông Hồng.

Câu 17. Điểm khác nhau chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có

A. Diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô.

C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt.

D. Thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng về mùa cạn.

Câu 18. Khó khăn không phải lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồi núi của nước ta hiện này là

A. đất trồng cây lương thực bị hạn chế.

B. địa hình bị chia cắt mạnh.

C. nhiều sông suối, hẻm vực.

D. địa hình hiểm trở, nhiều hẻm vực.

Câu 19. Vùng nào ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió Tây khô nóng?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đông Bắc.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 20. Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển

A. các cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả.

B. các cây công nghiệp, cây rau đậu.

C. các cây công nghiệp hằng năm, cây dược liệu.

D. các cây công nghiệp, cây ăn quả.

Câu 21. Bão là thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng nào ở nước ta hiện nay?

A. Vùng đồng bằng, ven biển.

B. Vùng đồi núi, ven biển.

C. Vùng trung du, đồng bằng.

D. Vùng trung du và miền núi.

Câu 22. Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?

A. vật liệu bồi đắp đồng bằng cửa sông ít.

B. thường xuyên chịu ảnh hưởng của biển.

C. các dãy núi lan sát ra biển chia cắt.

D. con người làm đê sông ngăn cách các đồng bằng.

Câu 23. Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là

A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.

B. Chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ.

C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt.

D. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng.

Câu 24. Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung không có đặc điểm nào dưới đây? có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa?

A. Nghèo chất dinh dưỡng.

B. Nhiều cắt, ít phù sa.

C. Nhiều sỏi, cát và nghèo.

D. Mặn, chua và phèn.

Câu 25. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là

A. Hiện tượng động đất thường xuyên xảy ra ở những vùng đứt gãy sâu.

B. Tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu nước xảy ra thường xuyên.

C. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối và hẻm vực.

D. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn và lũ nguồn dễ xảy ra.

Câu 26. Vì sao việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sinh thái cho vùng đồng bằng?

A. miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản có nguồn gốc nội sinh.

B. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, có sự phân hóa đa dạng.

C. nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.

D. Đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên.

Câu 27. Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?

A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

C. Dưới tác động của ngoại lực vật chất ở miền núi bồi tụ nên các đồng bằng.

D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Câu 28. Giải thích tại sao vùng Đồng bằng sông Cửu Long về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nước triều lấn mạnh?

A. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, địa hình bị chia cắt, có hệ thống đê ngăn lũ.

B. Địa hình thấp, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, không có đê điều bao bọc.

C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn, tập trung đông dân cư, không có đê bao bọc.

D. Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng, nhiều ô trũng ngập nước, có đê ngăn lũ.

Câu 29. Vì sao ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, nhiễm phèn?

A. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

B. Địa hình thấp, không có đê điều bao bọc.

C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn.

D. Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng.

Câu 30. Việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của miền này, mà còn có tác dụng bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng bởi

A. miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản.

B. phù sa của các con sông lớn mang vật liệu từ miền đồi núi bồi đắp cho vùng đồng bằng.

C. nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.

D. giữa địa hình đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện đại.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: