X

1000 câu trắc nghiệm Địa Lí 12

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 (có đáp án): (mức độ vận dụng)


Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 (có đáp án): (mức độ vận dụng)

Câu 16. Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc

A. Có một mùa đông lạnh.

B. Có một mùa hạ có gió phơn Tây Nam.

C. Gần chí tuyến.

D. Câu A + C đúng.

Câu 17. Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của yếu tố nào dưới đây?

A. Khí hậu.

B. Sinh vật

C. Đất đai.

D. Lượng mưa.

Câu 18. Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi nào của nước ta?

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam là do

A. hình dạng kéo dài theo kinh tuyến của lãnh thổ nước ta.

B. vị trí địa lí nước ta nằm kề biển Đông

C. hoạt động của gió mùa khác nhau ở các miền

D. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.

Câu 20. Phạm vi của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam cao hơn ở miền Bắc, nguyên nhân chính là do

A. Miền Bắc nằm gần chí tuyến hơn miền Nam.

B. Miền Bắc có mưa nhiều hơn miền Nam.

C. Miền Bắc có độ cao địa hình cao hơn miền Nam.

D. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.

Câu 21. So với TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội có

A. nhiệt độ trung bình năm lớn hơn.

B. nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất cao hơn.

C. biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn hơn.

D. nhiệt độ tối thấp tuyệt đối cao hơn.

Câu 22. Nét đặc trưng của khí hậu miền đông Trường Sơn là

A. lũ tiểu mãn vào tháng 5, tháng 6

B. mưa phùn vào cuối mùa đông

C. gió phơn khô nóng vào cuối mùa hạ

D. chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc

Câu 23. Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới là do

A. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao.

B. Tài nguyên đất phong phú, đa dạng.

C. Tài nguyên nước dồi dào.

D. Khí hậu có sự phân mùa sâu sắc.

Câu 24. Loại rừng nào sau đây không phải là hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt?

A. Rừng thường xanh trên đá vôi.

B. Rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển.

C. Rừng tràm trên đất phèn.

D. Rừng cận nhiệt lá kim.

Câu 25. Miền có cấu trúc địa chất địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên và cao nguyên ba dan, đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển”. Đó là đặc điểm của vùng

A. Bắc và Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 26. Nhận định nào dưới đây không đúng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh trong đai nhiệt đới gió mùa?

A. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ.

B. Phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm.

C. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.

D. Không có thực vật, động vật cận nhiệt và ôn đới.

Câu 27. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của vùng nào dưới đây?

A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 28. “Xói mòn rửa trôi đất ở vùng núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô”. Đó là khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng nào dưới đây?

A. Bắc và Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 29. Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của

A. gió mùa Đông Bắc và Tín phong bán cầu Bắc.

B. các dãy núi hướng tây bắc – đông nam và vòng cung.

C. gió mùa với hướng của các dãy núi.

D. địa hình phân hóa đa dạng.

Câu 30. Vì sao Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loài thực vật ôn đới?

A. ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

B. địa hình chủ yếu là núi, cao ở phía đông và phía tây, thấp ở giữa.

C. có địa hình núi cao (từ 2600m trở lên).

D. có địa hình núi cao và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

Câu 31. Đặc điểm nào dưới đây là điểm khác nhau cơ bản giữa miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ với miền Bắc, Đông Bắc và miền Tây Bắc, Bắc Trung Bộ?

A. Cấu trúc địa chất và địa hình.

B. Cấu trúc địa hình và hướng sông ngòi.

C. Chế độ mưa và thuỷ chế sông ngòi.

D. Đặc điểm về khí hậu.

Câu 32. Giải thích vì sao đất đồi núi tốt nhất ở đai nhiệt đới gió mùa là đất feralit nâu đỏ?

A. Phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.

B. Phát triển trên đá mẹ badan và đá axit.

C. Phát triển trên đá vôi và đá phiến.

D. Phát triển trên đá phiến và đá axit.

Câu 33. Tại sao trong đai nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp?

A. mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô rõ rệt.

B. mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ.

C. mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, hai mùa mưa và khô sâu sắc.

D. mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô kéo dài.

Câu 34. Tại sao khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau?

A. Gió mùa, hướng các dãy núi và độ cao địa hình.

B. Hướng gió và độ cao địa hình.

C. Độ cao địa hình, hướng của địa hình.

D. Các đặc điểm của địa hình (hướng, độ cao,…).

Câu 35. Mùa mưa miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của

A. frông lạnh vào thu – đông.

B. các dãy núi đâm ngang ra biển.

C. gió phơn tây nam khô nóng vào đầu mùa hạ.

D. bão đến tương đối muộn so với miền Bắc.

Câu 36. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ

Câu 37. Sự khác nhau về mùa khô và mưa ở Tây Nguyên (sườn Tây Trường Sơn) và sườn Đông của Trường Sơn là do tác động của hướng dãy núi Trường Sơn đối với các luồng gió nào dưới đây?

A. Đông Nam.

B. Tây Nam.

C. Đông Bắc.

D. Tây Bắc.

Câu 38. Giải thích vì sao Miền Bắc ở độ cao trên 600 m, còn miền Nam phải 1000 m mới có khí hậu á nhiệt?

A. Địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.

B. Miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.

C. Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.

D. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.

Câu 39. Giữa Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn có sự khác nhau về mùa khô và mùa nưa là do tác động của dãy Trường Sơn kết hợp với loại gió nào dưới đây?

A. Đông Nam.

B. Tây Bắc.

C. Tây Nam.

D. Đông Bắc.

Câu 40. Tại sao khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau?

A. Gió mùa, hướng các dãy núi và độ cao địa hình.

B. Hướng gió và độ cao địa hình.

C. Độ cao địa hình và hoàn lưu gió mùa.

D. Độ nghiêng và hướng địa hình.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: