Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 (có đáp án): (mức độ vận dụng)
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí có công suất trên 1000 MW của nước ta hiện nay là
A. Uông Bí
B. Cà Mau
C. Bà Rịa
D. Thủ Đức
Đáp án: B
Giải thích:
B1. Xem chú giải: kí hiệu ngôi sao màu đỏ lớn nhất thể hiện công suất > 1000 MW.
B2. Xác định được nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW là Phả Lại (chạy bằng than), Phú Mỹ và Cà Mau đều chạy bằng khí.
Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Tuyên Quang được xây dựng trên con sông nào?
A. sông Lô
B. sông Gâm
C. sông Thái Bình.
D. sông Chảy.
Đáp án: B
Giải thích: Dựa vào Atlat trang 22 (nhà máy thủy điện kí hiệu ngôi sao màu xanh), xác định được vị trí nhà máy thủy điện Tuyên Quang với công suất là 342 MW nằm trên con sông Gâm (chảy qua lãnh thổ Hà Giang, Tuyên Quang về Phú Thọ).
Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Bản Vẽ được xây dựng trên con sông nào?
A. sông Hồng
B. sông Thu Bồn
C. sông Cả
D. sông Đồng Nai
Đáp án: C
Giải thích: Dựa vào Atlat trang 22, xác định được vị trí nhà máy thủy điện Bản Vẽ, nằm trên con sông Cả (chảy qua lãnh thổ Nghệ An).
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất trên 1000 MW của nước ta hiện nay là
A. Uông Bí
B. Phả Lại
C. Ninh Bình
D. Na Dương
Đáp án: B
Giải thích:
B1. Xem chú giải ⇒ kí hiệu ngôi sao màu đỏ lớn nhất thể hiện công suất > 1000 MW.
B2. Xác định được nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW là Phả Lại.
Câu 15. Do mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ngành công nghiệp dầu khí nhanh chóng trở thành ngành
A. công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
B. công nghiệp khai thác ở nước ta.
C. công nghiệp quan trọng ở nước ta.
D. công nghiệp chủ yếu ở nước ta.
Đáp án: A
Giải thích: Công nghiệp dầu khí nước ta có nguồn nguyên liệu phong phú ở thềm lục địa phía Nam; khai thác và chế biến dầu khí là ngành mang lại hiệu quả sản xuất cao (nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta) ⇒ Nước ta đã và đang tập trung phát triển CN khai thác và chế biến dầu khí.
Câu 16. Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà may thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do
A.sông ngòi ngắn và dốc.
B. sự phân mùa khí hậu.
C. trình độ khoa học – kĩ thuật thấp.
D. hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn.
Đáp án: B
Tốc độ quay tuabin trên đập thủy điện phụ thuộc vào tốc độ dòng nước.
- Mùa lũ nước tràn mạnh, tốc độ dòng chảy lớn ⇒ phát điện mạnh,
- Mùa cạn, sông ngòi thiếu nước ⇒ tốc độ dòng chảy yếu ⇒ phát điện kém
Như vậy, Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà may thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do sự phân mùa khí hậu.
Câu 17. Ngành công nghiệp điện lực là một trong hai ngành cơ sở hạ tầng cần ưu tiên nào trong phát triển kinh tế?
A. Thứ yếu.
B. Đi trước một bước.
C. Thiết yếu.
D. Cần thiết.
Đáp án: B
Giải thích: Điện, đường, trường, trạm là 4 hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng nhất để phát triển KT – XH ở một địa phương ⇒ Trong đó, mạng lưới điện được xem là nhân tố quan trọng nhất, cần đi trước một bước. Bởi điện cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho nhu cầu thắp sáng của người dân,nâng cao chất lượng đời sống, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, thu hút đầu tư lớn,...
Câu 18. Đặc điểm nào dưới đây là sự khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam?
A. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
B. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
C. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
Đáp án: A
Giải thích: Do đặc điểm về nguồn nguyên liệu phục vụ các nhà máy điện nên các nhà máy ở Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
Câu 19. Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG ĐIỆN PHÂN THEO NGUỒN CỦA NƯỚC TA (Đơn vị %)
Nguồn
1990
1995
2000
2005
2006
Thuỷ điện
72,3
53,8
38,3
30,1
32,4
Nhiệt điện từ than
20,0
22,0
29,4
24,2
19,1
Nhiệt điện từ điêzen, khí
7,7
24,2
32,3
45,6
48,5
Tổng cộng
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta qua các năm?
A. Biểu đồ đường.
B. Biều đồ tròn.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ cột.
Đáp án: C
Giải thích:
- Dấu hiệu nhận biết: Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền) và thể hiện cơ cấu, tỉ trọng của các đối tượng.
- Yêu cầu đề bài: thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu và có 5 mốc năm.
Như vậy, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta, giai đoạn 1990 – 2006 là biểu đồ miền.
Câu 20. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ THAN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014
Sản phẩm
Năm
1995
2000
2005
2011
2014
Điện (Tỉ kWh)
14,7
26,7
52,1
101,5
140.2
Than (Triệu tấn)
8,4
11,6
34,1
46,6
41,7
Nhận xét nào không đúng về tình hình sản xuất điện và than ở nước ta giai đoạn 1995-2014?
A. Sản lượng điện và than đều tăng
B. Sản lượng than tăng nhưng không ổn định
C. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng than nhanh hơn điện
D. Từ năm 1995-2014 sản lượng điện tăng gấp 9.53 lần
Đáp án: C
Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Sản lượng than và điện đều tăng lên trong giai đoạn 1995 – 2014.
- Sản lượng than tăng gấp 4,96 lần, nhưng chưa ổn định; Sản lượng điện tăng gấp 9,53 lần ⇒ Nhận xét A, B, D đúng và nhận xét C: Tốc độ tăng trưởng của sản lượng than nhanh hơn điện là sai.
Câu 21. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than trước đây không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do
A. Việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn.
B. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm môi trường.
C. Vị trí xa các nguồn nguyên liệu than.
D. Nhu cầu về điện không cao như các tỉnh phía Bắc.
Đáp án: C
Giải thích: Trước đây khi công nghiệp dầu khí chưa phát triển, các nhà máy nhiệt điện nước ta chủ yếu chạy bằng than ⇒ Vùng than cho nhiệt điện nước ta lại tập trung ở phía Bắc (than antraxit ở Quảng Ninh) nên các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than trước đây không phát triển ở phía Nam vị trí xa vùng nguyên liệu than.
Câu 22. Công nghiệp dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là do
A. sản lượng khai thác lớn.
B. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. có thị trường tiêu thụ rộng.
D. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Đáp án: B
Giải thích: Công nghiệp dầu khí nước ta có nguồn nguyên liệu phong phú ở thềm lục địa phía Nam; khai thác và chế biến dầu khí là ngành mang lại hiệu quả sx cao (nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta) ⇒ Nước ta đã và đang tập trung phát triển CN khai thác và chế biến dầu khí.
Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam chạy bằng than không phát triển là do
A. Xây dựng đòi hỏi vốn lớn.
B. Hạn chế về cơ sở hạ tầng.
C. Thiếu cơ sở nhiên liệu.
D. Nhu cầu về điện thấp.
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam chạy bằng than không phát triển là do khoáng sản than tập trung chủ yếu ở phía Bắc (90% ở tỉnh Quảng Ninh), phía Nam thiếu cơ sở nhiên liệu, ở xa nguồn nguyên liệu và phải nhập khẩu. Các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam chủ yếu chạy bằng khí (một số nhà máy nổi tiếng như Cà Mau, Bà Rịa và Phú Mỹ,…) và chạy bằng dầu (Hiệp Phước, Thủ Đức,…).
Câu 24. Sự phân bố các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hoặc khí thiên nhiên của nước ta có đặc điểm chung nào dưới đây?
A. gần các khu công nghiệp tập trung.
B. nơi dân cư tập trung đông.
C. gần hoặc thuận lợi để tiếp nhận các nguồn năng lượng.
D. ở các cảng biển.
Đáp án: C
Giải thích: Công nghiệp nhiệt điện nói chung đều sử dụng nguồn năng lượng từ bên ngoài (than, khí) nên vị trí phân bố luôn gần hoặc thuận lợi cho việc tiếp nhận các nguồn năng lượng.
Câu 25. Sự phân bố gần hoặc thuận lợi để tiếp nhận các nguồn năng lượng là đặc điểm chung của ngành nào dưới đây?
A. Sản xuất công nghiệp thủy điện và điện nguyên tử.
B. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hoặc khí thiên nhiên.
C. Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng (giày, da, thuốc lá, bánh kẹo,…).
D. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.
Đáp án: B
Giải thích: Công nghiệp nhiệt điện nói chung đều sử dụng nguồn năng lượng từ bên ngoài (than, khí) nên vị trí phân bố luôn gần hoặc thuận lợi cho việc tiếp nhận các nguồn năng lượng. Các ngành khác thường phân bố gần thị trường tiêu thụ do đặc tính vận chuyển sản phẩm bằng đường bộ. Ngược lại các nhà máy điện lại phân bố xa nơi tiêu thụ điện là các vùng công nghiệp hay khu dân cư, vì sản phẩm điện được truyền tải bằng đường dây tải điện dẫn đến các khu CN và dân cư.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: