X

1000 Câu trắc nghiệm Lịch Sử 12

200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945-2000) (có lời giải)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945-2000) mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Lịch sử 12 giúp bạn học tốt môn Lịch sử hơn.

200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945-2000) có lời giải

Câu 1:

Tháng 2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập với sự tham gia của nguyên thủ 3 cường quốc là

A. Xtalin (Liên Xô), Rudơven (Mĩ), Sơcxin (Anh).

B. Goocbachop (Liên Xô), Rudơven (Mĩ), Sơcxin (Anh).

C. Xtalin (Liên Xô), Nícxơn (Mĩ), Sơcxin (Anh).

 D. Goocbachop (Liên Xô), Nícxơn (Mĩ), Sơcxin (Anh).

Xem lời giải »


Câu 2:

Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta là

A. đàm phán, kí kết những hiệp ước hòa bình với các nước phát xít bại trận.

B. các nước thắng trận thoả thuận việc phân chia Đức thành hai quốc gia Đông Đức và Tây Đức.

C. quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

D. các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh vô điều kiện.

Xem lời giải »


Câu 3:

Hội nghị Ianta diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Ngày 4 đến 11/2/1945

B. Ngày 2 đến 14/2/1945.

C. Ngày 2 đến 12/4/1945.

D. Ngày 12 đến 22/4/ 1945

Xem lời giải »


Câu 4:

Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) không thông qua quyết định nào?

A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B. Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít. 

C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

D. Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương. 

Xem lời giải »


Câu 5:

Duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các nước là nhiệm vụ chính của

A. Tổ chức ASEAN.       

B. Liên minh châu Âu.

C. Hội Quốc liên.

D. Liên hợp quốc.

Xem lời giải »


Câu 6:

Từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, một hội nghị quốc tế được họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu

A. 35 nước.

B. 48 nước.

C. 50 nước.

D. 55 nước.

Xem lời giải »


Câu 7:

Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị quốc tế nào dưới đây ?

A. Hội nghị Ianta (tháng 2/1945).

B. Hội nghị Xan Phranxixcô (tháng 4 - tháng 6/1945).

C. Hội nghị Pôt-xđam (tháng 8/1945).

D. Hội nghị Pari (1973).

Xem lời giải »


Câu 8:

Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ tất cả các thành viên, họp mỗi năm 1 lần để bàn bạc thảo luận các vấn đề liên quan đến Hiến chương của Liên hợp quốc?

A. Ban thư kí.

B. Hội đồng Bảo an.

C. Hội đồng quản thác quốc tế.

D. Đại hội đồng.

Xem lời giải »


Câu 9:

Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là

A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.

B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.

C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

D. ngăn chặn tình trạng bùng nổ dân số.

Xem lời giải »


Câu 10:

Cơ quan giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới là

A. Đại hội đồng.

B. Hội đồng kinh tế và xã hội.

C. Hội đồng quản thác.

D. Hội đồng Bảo an.

Xem lời giải »


Câu 11:

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có bao nhiêu nước thành viên ?

A. 15 nước.

B. 5 nước.

C. 20 nước.

D. 10 nước.

Xem lời giải »


Câu 12:

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc khi nào và là thành viên thứ bao nhiêu của tổ chức này ?

A. Tháng 9/1973, thành viên thứ 148.

B. Tháng 9/1976, thành viên thứ 146.

C. Tháng 9/1977, thành viên thứ 149.

D. Tháng 9/1975, thành viên thứ 147.

Xem lời giải »


Câu 13:

Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh vào đầu năm 1945?

A. Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít.

B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

C. Phân chia thành quả chiến thắng.

D. Kí hòa ước với các nước bại trận.

Xem lời giải »


Câu 14:

Theo quyết định của Hội nghị Ianta, quân đội của những nước nào sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chủ nghĩa phát xít tại nước Đức ?

A. Anh, Pháp, Liên Xô, Mĩ.

B. Anh, Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ.

C. Mĩ, Liên Xô, Canada, Pháp.

D. Mĩ, Pháp, Anh, Canada.

Xem lời giải »


Câu 15:

Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là

A. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa.

B. Quỹ Nhi đồng.

C. Hội đồng Quản thác.

D. Tổ chức Y tế thế giới.

Xem lời giải »


Câu 16:

Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?

A. Anh và Pháp.

B. Mĩ và Trung Quốc.

C. Liên Xô và Mĩ.

D. Mĩ và Anh.

Xem lời giải »


Câu 17:

Theo nguyên tắc nhất trí giữa 5 nước Ủy viên thường trực, một quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ chắc chắn được thông qua khi

A. chỉ có ít nước bỏ phiếu chống. 

B. phần lớn các nước bỏ phiếu thuận.

C. không có nước nào bỏ phiếu chống.

D. tất cả các nước bỏ phiếu trắng.

Xem lời giải »


Câu 1:

Hội nghị Ianta (2/1945) không quyết định

A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

C. thỏa thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

D. đưa quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật Bản.

Xem lời giải »


Câu 2:

Ban Thư kí là một trong sáu cơ quan chính của tổ chức nào dưới đây?

A. Hội đồng tương trợ kinh tế.

B. Tổ chức thống nhất châu Phi.

C. Liên minh châu Âu.

D. Liên hợp quốc.

Xem lời giải »


Câu 3:

Ngày 24/10/1945, sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương của Liên hợp quốc

A. được bổ sung và hoàn chỉnh.

B. chính thức được công bố.

C. chính thức có hiệu lực.

D. được chính thức thông qua.

Xem lời giải »


Câu 4:

Quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới vì

A. các nước tham chiến được hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh.

B. làm cho cục diện hai cực, hai phe được xác lập trên toàn thế giới.

C. đã dẫn tới sự giải thể của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa.

D. đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.

D. Nước Đức sẽ trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, dân chủ và trung lập.

Xem lời giải »


Câu 5:

Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào dưới đây của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông?

A. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

Xem lời giải »


Câu 6:

Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là

A. hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.

B. chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh.

C. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

D. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.

Xem lời giải »


Câu 7:

Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là

A. Tổ chức Y tế thế giới.

B. Tổ chức kinh tế thế giới.

C. Tòa án quốc tế.

D. Quỹ tiền tệ quốc tế.

Xem lời giải »


Câu 8:

Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) được triệu tập vào thời điểm cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

A. đã kết thúc.

B. bước vào giai đoạn kết thức.

C. vừa bùng nổ.

D. bước vào giai đoạn ác liệt.

Xem lời giải »


Câu 9:

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), quốc gia nào thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp quân phiệt Nhật tại phía Bắc vĩ tuyến 38 của bán đảo Triều Tiên?

A. Mĩ.

B. Liên Xô.

C. Anh.

D. Pháp.

Xem lời giải »


Câu 10:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự mới được thiết lập với đặc điểm nổi bật là

A. có sự tham gia tích cực của các quốc gia mới giành độc lập.

B. do các nước tư bản thao túng hoàn toàn.

C. thế giới phân chia thành hai phe do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.

D. phát triển theo hướng đa cực, nhiều trung tâm.

Xem lời giải »


Câu 11:

Biến đổi nào dưới đây của khu vực Đông Bắc Á không chịu tác động từ những quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945)?

A. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản ở Trung Quốc.

B. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc theo vĩ tuyến 38.

C. Trung Quốc được trả lại vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ.

D. Vùng viễn đông Nga cũ trở về với Liên Xô.

Xem lời giải »


Câu 12:

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp khu vực Đông Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu sẽ được giao cho quân đội

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Liên Xô.

Xem lời giải »


Câu 13:

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách được đặt ra trước các cường quốc Đồng minh, ngoại trừ việc cần phải

A. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

B. kí hòa ước với các nước bại trận.

C. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

D. phân chia thành quả chiến tranh giữa các nước.

Xem lời giải »


Câu 14:

Điểm giống nhau giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự hai cực Ianta là gì?

A. Không phân cực, phân tuyến rõ ràng.

B. Các nước đế quốc nắm quyền chi phối trật tự.

C. Trừng phạt quá nặng nề với nước bại trận.

D. Thiết lập một tổ chức quốc tế để duy trì trật tự.

Xem lời giải »


Câu 15:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức Liên hợp quốc được thành lập xuất phát từ

A. yêu cầu của Liên Xô và các nước Đông Âu.

B. sự lớn mạnh của phong trào cách mạng thế giới.

C. nhu cầu duy trì hòa bình bền vững của nhân loại.

D. yêu cầu của Mĩ và các nước Tây Âu.

Xem lời giải »


Câu 16:

Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc đã được đặt nền tảng từ

A. Hội nghị Xan Phranxico.

B. Hội nghị Ianta.

C. Hội nghị Pốtxđam.

D. Hội nghị Mátxcơva.

Xem lời giải »


Câu 17:

Kể từ khi được thành lập, Liên hợp quốc đã nhiều đóng góp cho nhân loại, ngoại trừ việc

A. duy trì hòa bình, an ninh thế giới ở mức tương đối.

B. hỗ trợ các dân tộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa.

C. xóa bỏ được tình trạng chia cắt ở bán đảo Triều Tiên.

D. tạo điều kiện để phong trào giải phóng dân tộc giành thắng lợi.

Xem lời giải »


Câu 18:

Nhận xét  nào sau đây là đúng khi đánh giá về điểm chung của trật thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?

A. Phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập.

B. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước có chế độ chính trị đối lập.

C. Do các cường quốc thắng trận lập nên nhằm phục vụ lợi ích tối đa của họ.

D. Sự sụp đổ của hai trật tự đều dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới.

Xem lời giải »


Câu 1:

Quốc gia nào dưới đây không thuộc khu vực Đông Bắc Á?

A. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa.

B. Đại Hàn Dân quốc.

C. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

D. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Xem lời giải »


Câu 2:

Bốn “con rồng” của kinh tế châu Á từ nửa sau thế kỉ XX đến nay là

A. Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.

B. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Xingapo.

C. Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ.

D. Xingapo, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc.

Xem lời giải »


Câu 3:

Ngày 1/10/1949 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử Trung Quốc?

A. Viên Thế Khải nhậm chức Đại tổng thống Trung Hoa Dân quốc.

B. Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua đường lối cải cách - mở cửa.

C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

D. Vua Phổ Nghi tuyên bố thoái vị, chế độ phong kiến chuyên chế sụp đổ.

Xem lời giải »


Câu 4:

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách kinh tế - xã hội vào

A. tháng 10/1949.    

B. tháng 12/1958.

C. tháng 5/1966.

D. tháng 12/1978.

Xem lời giải »


Câu 5:

Nước Công hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào thời gian nào?

A. 1/8/1949.

B. 1/9/1948.

C. 1/10/1949.

D. 10/1/1949.

Xem lời giải »


Câu 6:

Tháng 7/1997, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với

A. Đài Loan.

B. Hồng Kông.

C. Ma Cao.

D. Thượng Hải.

Xem lời giải »


Câu 7:

Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10/1949) có ý nghĩa như thế nào?

A. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

B. Đánh dấu cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đã hoàn thành triệt để.

C. Lật đổ chế độ phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.

D. Đưa Trung Quốc trở thành nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á.

Xem lời giải »


Câu 8:

Nhân tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 là

A. sự phát triển của lực lượng cách mạng trong nước.

B. sự giúp đỡ của Liên Xô về vật chất, kĩ thuật.

C. chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.

D. sự suy yếu của các thế lực tư sản mại bản.

Xem lời giải »


Câu 9:

Cho các dữ kiện sau:

1) Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới.

2) Đất nước Trung Quốc lâm vào tình trạng biến động, kéo dài tới 20 năm.

3) Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

4) Cuộc nội chiến kéo dài 3 năm giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo trình tự thời gian.

A. 1, 3, 4, 2.      

B. 3, 2, 1, 4.      

C. 4, 3, 2, 1.

D. 1, 2, 4, 3

Xem lời giải »


Câu 10:

Nội dung nào không phản ánh đúng nội dung của Đường lối chung trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc?

A. Tiến hành cải cách và mở cửa.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

C. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

D. Tích cực chạy đua vũ trang, tăng cường an ninh quốc phòng.

Xem lời giải »


Câu 11:

Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thiết lập quan hê ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào ?

A. 18/1/1951.

B. 18/11/1951.

C. 11/8/1951.

D. 18/1/1950.

Xem lời giải »


Câu 12:

Trọng tâm của đường lối cải cách, mở cửa ở Trung Quốc là

A. đổi mới hệ tư tưởng.

B. phát triển văn hóa, giáo dục.

C. phát triển kinh tế.

D. cải tổ chính trị.

Xem lời giải »


Câu 13:

Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.

B. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

C. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Xem lời giải »


Câu 14:

Điểm tương đồng trong công cuộc cách mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là gì?

A. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

B. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm; thực hiện đa nguyên, đa đảng.

C. Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.

D. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa.

Xem lời giải »


Câu 15:

Cuộc nội chiến ở Trung Quốc diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 1945 – 1949.      

B. 1948 – 1949.

C. 1947 – 1949. 

D. 1946 – 1949.      

Xem lời giải »


Câu 16:

Người đề xướng đường lối cải cách - đổi mới đất nước Trung Quốc là ai ?

A. Lưu Thiếu Kì.

B. Chu Dung Cơ.

C. Giang Trạch Dân.

D. Đặng Tiểu Bình.

Xem lời giải »


Câu 17:

Cuộc chiến tranh giữa hai miền bán đảo Triều Tiên bùng nổ vào năm nào?

A. 1950.

B. 1949.

C. 1948.

D. 1947.

Xem lời giải »


Câu 18:

Điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kì đổi mới (1978 - 2000) là

A. nền kinh tế phát triển theo hướng tự cấp tự túc.

B. xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

C. xây dựng nền kinh tế thị trường tự do.

D. xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Xem lời giải »


Câu 19:

Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử vào năm nào?

A. 1961.

B. 1962.

C. 1963.

D. 1964.

Xem lời giải »


Câu 20:

Trung Quốc phóng tàu “Thần Châu 5” vào năm nào?

A. 1964.

B. 1968.

C. 1978.

D. 2003.

Xem lời giải »


Câu 1:

Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào dưới đây?

A. Hồng Kông.

B. Đài Loan.

C. Ma Cao.

D. Bành Hổ.

Xem lời giải »


Câu 2:

Điểm tương đồng trong công cuộc cách mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô là gì?

A. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

B. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm; thực hiện đa nguyên, đa đảng.

C. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa.

D. Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.

Xem lời giải »


Câu 3:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào là cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc phát triển so với trước?

A. Sự giúp đỡ của Liên Xô .

B. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng.

C. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.

D. Vùng giải phóng được mở rộng.

Xem lời giải »


Câu 4:

Trước sự lớn mạnh của Cách mạng Trung Quốc, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã

A. phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản và phong trào cách mạng.

B. cấu kết với thực dân Anh để tiêu diệt lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc.

C. đưa 20 vạn quân sang Mĩ để huấn luyện quân sự và âm mưu lật đổ Đảng cộng sản.

D. huy động toàn bộ Quân đội chính quy tấn công vào vùng giải phóng do Đảng Cộng sản nắm giữ.

Xem lời giải »


Câu 5:

Tình hình chung của các nước Đông Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX là gì?

A. Các nước tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc.

B. Các nước bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế và đạt nhiều thành tựu quan trọng.

C. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều nằm trong tình trạng kinh tế thấp kém.

D. Trừ Nhật bản, các nước Đông Bắc Á khác đều lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Xem lời giải »


Câu 6:

Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào thời gian nào?

A. Tháng 12-1978.

B. Tháng 10 – 1987.

C. Đầu năm 1980.

D. Tháng 12-1989.

Xem lời giải »


Câu 7:

Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10/1949) có ý nghĩa như thế nào?

A. Đánh dấu cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đã hoàn thành triệt để.

 

B. Lật đổ chế độ phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.

C. Đưa Trung Quốc trở thành nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á.

D. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc tại Trung Quốc.

Xem lời giải »


Câu 8:

Ý nào dưới đây phản ánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong năm 1972 đã gây bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam?

A. Gây xung đột biên giới với Liên Xô.

B. Xảy ra xung đột biên giới với Ấn Độ và Liên Xô.

C. Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản và phương Tây.

D. Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ ngoại giao với Mĩ.

Xem lời giải »


Câu 9:

Biến đổi nào dưới đây của khu vực Đông Bắc Á không phải là hệ quả từ những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945)?

A. Nhật Bản bị Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

B. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc theo vĩ tuyến 38.

C. Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan trở thành “con rồng” kinh tế của châu Á.

D. Hai nhà nước: Đại Hàn Dân quốc và Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên lần lượt ra đời.

Xem lời giải »


Câu 10:

Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là gì?

A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.

B. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

C. Mở rộng không gian địa lí của hệ thống xã hội chủ nghĩa (nối liền từ châu Âu sang châu Á).

D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc.

Xem lời giải »


Câu 11:

Ý nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc với công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam?

A. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

B. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.

C. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

D. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm; thực hiện đa nguyên, đa đảng.

Xem lời giải »


Câu 12:

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc được tiến hành trong khoảng thời gian nào?

A. 1949 - 1953

B. 1953 - 1957

C. 1957- 1961

D. 1961 - 1965

Xem lời giải »


Câu 13:

Lực lượng phát động cuộc nội chiến ở Trung Quốc diễn ra sau chiến tranh thế giới lần thứ hai là

A. Đảng Cộng sản Trung Quốc.

B. Đế quốc Mĩ.

C. Thực dân Anh.

D. Quốc dân Đảng.

Xem lời giải »


Câu 14:

Tưởng Giới Thạch chính thức phát động cuộc nội chiến chống Đảng Cộng sản vào ngày

A. 20/7/1946. 

B. 20/7/1949.

C. 23/4/1949.

D. 23/7/1948.

Xem lời giải »


Câu 15:

Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Ma Cao vào

A. tháng 7/1997.     

B. tháng 12/1997.   

C. tháng 12/1999.  

D. tháng 7/ 1999.

Xem lời giải »


Câu 16:

Người đề xướng thực hiện đường lối "Ba ngọn cờ hồng" ở Trung Quốc là

A. Mao Trạch Đông.

B. Lưu Thiếu Kỳ.

C. Lâm Bưu.

D. Chu Ân Lai.

Xem lời giải »


Câu 17:

Tổng thống Mĩ Níchxơn sang thăm Trung Quốc vào thời gian nào?

A. Năm 1962.

B. Năm 1969.

C. Năm 1976.

D. Năm 1972.

Xem lời giải »


Câu 18:

Cuộc "Đại cách mạng văn hóa vô sản" ở Trung Quốc diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 1966 - 1969

B. 1966 – 1971

C. 1967 - 1969

D. 1966 - 1976

Xem lời giải »


Câu 19:

Tháng 9 năm 1948, trên bán đảo Triều Tiên diễn ra sự kiện gì?

A. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38.

B. Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời.

C. Cuộc nội chiến giữa hai miền Triều Tiên bùng nổ.

D. Hiệp định đình chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên được kí kết.

Xem lời giải »


Câu 20:

Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949) là

A. cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.

B. làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới.

C. tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.

D. làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.

Xem lời giải »


......................................................................

......................................................................

......................................................................

Xem thêm bài tập Lịch sử có lời giải hay khác: