X

Trắc nghiệm Sinh học 8

Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 11 có đáp án năm 2021


Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 11 có đáp án năm 2021

Với bộ Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 11 có đáp án năm 2021 sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Sinh Học lớp 8.

Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 11 có đáp án năm 2021

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở người mà không có ở thú?

   A. Lồng ngực nở sang 2 bên.

   B. Cong ở 4 chỗ

   C. Xương chậu nở rộng.

   D. Xương gót nhỏ.

Chọn đáp án: D

Giải thích: xương gót của người lớn, phát triển về phía sau còn xương gót của thú nhỏ.

Câu 2: Những đặc điểm nào dưới đây thể hiện sự tiến hóa của người hơn thú?

1. Tỉ lệ sọ não/mặt lớn

2. Không có lồi cằm xương mặt

3. Cột sống cong hình cung

4. Lồng ngực nở sang 2 bên

5. Xương gót nhỏ

6. Xương chậu nở rộng

Các đáp án đúng là:

   A. 1,4,6

   B. 2,3,5

   C. 1,4,5

   D. 2,4,6

Chọn đáp án: A

Giải thích: Người có tỉ lệ sọ não/ mặt lớn còn thú thì nhỏ; có lồng ngực nở sang hai bên còn thú thì lồng ngực nở theo chiều lưng bụng; xương chậu nở rộng còn thú thì xương chậu hẹp.

Câu 3: Những đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thú mà không có ở người?

1. Tỉ lệ sọ não/mặt lớn

2. Không có lồi cằm xương mặt

3. Cột sống cong hình cung

4. Lồng ngực nở sang 2 bên

5. Xương gót nhỏ

6. Xương chậu nở rộng

Các đáp án đúng là:

   A. 1,4,6

   B. 2,3,5

   C. 1,4,5

   D. 2,4,6

Chọn đáp án: B

Giải thích: Người có tỉ lệ sọ não/ mặt lớn còn thú thì nhỏ; có lồng ngực nở sang hai bên còn thú thì lồng ngực nở theo chiều lưng bụng; xương chậu nở rộng còn thú thì xương chậu hẹp.

Câu 4: Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

   A. Số lượng xương ức

   B. Hướng phát triển của lồng ngực

   C. Sự phân chia các khoang thân

   D. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể

Chọn đáp án: B

Giải thích: người có lồng ngực nở sang hai bên còn thú thì lồng ngực nở theo chiều lưng bụng.

Câu 5: Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

   A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.

   B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.

   C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.

   D. Tất cả các phương án đưa ra.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học ạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.

Câu 6: Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?

   A. Ngón út

   B. Ngón giữa

   C. Ngón cái

   D. Ngón trỏ

Chọn đáp án: C

Giải thích: Vì ngón cái nằm đối diện với 4 ngón còn lại.

Câu 7: Cơ mặt phân hóa giúp con người…

   A. Biểu hiện tình cảm

   B. Có tiếng nói

   C. Thích nghi với lao động

   D. Không có đáp án nào đúng

Chọn đáp án: A

Giải thích: Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm.

Câu 8: Cơ chân lớn, khỏe, cử động chân chủ yếu là gấp và duỗi giúp con người:

   A. Thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi thẳng người.

   B. Thích nghi với lao động

   C. Thích nghi với vận động

   D. Không có đáp án nào đúng

Chọn đáp án: A

Giải thích: Cơ chân lớn, khỏe, cử động chân chủ yếu là gấp và duỗi => thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi thẳng người.

Câu 9: Để cơ và xương phát triển tốt cần:

   A. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí

   B. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên

   C. Lao động vừa sức.

   D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: Để cơ và xương phát triển tốt cần tích cực rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống điều độ đủ chất, lao động vừa sức.

Câu 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến xương:

   A. Ngồi học sai tư thế

   B. Lao động quá sức

   C. Thể dục thể thao không đúng kĩ thuật

   D. Tất cá các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xương: ngồi học sai tư thế, thể dục thể thao không đúng kĩ thuật, lao động quá sức,…

Câu 11: Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

A. Số lượng xương ức

B. Hướng phát triển của lồng ngực

C. Sự phân chia các khoang thân

D. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể

Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở hướng phát triển của lồng ngực

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác?

A. Xương cột sống hình cung

B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên

C. Bàn chân phẳng

D. Xương đùi bé

Lồng ngực ở người phát triển rộng ra hai bên

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xuơng thú thể hiện chủ yếu ở những điểm nào?

A. Sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới.

B. Cột sống và lồng ngực,

C. Hộp sọ và cách đính hộp sọ vào cột sống.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xuơng thú thể hiện chủ yếu ở:

- Sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới.

- Cột sống và lồng ngực,

- Hộp sọ và cách đính hộp sọ vào cột sống.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây ?

A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động

B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não

C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não

D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động

Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân là tư thế đứng thẳng và quá trình lao động.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Bộ xương người tiến hoá theo hướng nào ?

A. Thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.

B. Thích nghi với việc ăn thức ăn chín.

C. Thích nghi với khả năng tư duy trừu tượng.

D. Thích nghi với đời sống xã hội.

Bộ xương người tiến hoá theo hướng thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú ?

A. Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn

.

B. Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.

C. Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.

B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.

C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Bàn chân hình vòm ở người giúp phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với động vật (ở lớp Thú) là gì?

A. Cơ mông ít phát triển.

B. Cơ bắp chân phát triển.

C. Cơ vận động ngón tay ít phát triển.

D. Tay có ít cơ phân hoá.

Cơ bắp chân người phát triển hơn so với thú, phục vụ cho tư thế đứng thẳng và di chuyển bằng hai chân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Sự tiến hoá hệ cơ cùa cơ thể người so với hệ cơ của thú:

A. Cơ tay vả cơ chân ở người phân hoá khác với thú. Cơ chân lớn, khoè, cử động chủ yếu là gấp duỗi.

B. Chân người có nhiều cơ phân hoá thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp chân cử động linh hoạt hơn tay.

C. Tay người có nhiều cơ phân hoá thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cừ động linh hoạt hơn chân. Ngón cái có tám cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ vận động bàn tay.

D. Câu A và C đúng.

Sự tiến hoá hệ cơ cùa cơ thể người so với hệ cơ của thú:

- Cơ tay vả cơ chân ở người phân hoá khác với thú. Cơ chân lớn, khoè, cử động chủ yếu là gấp duỗi.

- Tay người có nhiều cơ phân hoá thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cừ động linh hoạt hơn chân. Ngón cái có tám cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ vận động bàn tay.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng

A. nuốt.

B. viết.

C. nói.

D. nhai.

Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng nói.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Bộ phận nào dưới đây của con người có sự phân hóa cơ rõ rệt hơn hẳn so với thú ?

1. Mặt

2. Bàn tay (tương ứng với bàn chân trước của thú)

3. Đùi

4. Thắt lưng

A. 1, 2

B. 1, 4

C. 1, 2, 3, 4

D. 2, 3, 4

Mặt và bàn tay của con người có sự phân hóa cơ rõ rệt hơn hẳn so với thú.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Tiến hoá hệ cơ người hơn hẳn ở thú là?

A. Cơ chi

B. Cơ lưỡi

C. Cơ mặt

D. Cả A, B và C

Tiến hoá hệ cơ người hơn hẳn ở thú là: cơ chi, cơ lưỡi, cơ mặt

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?

A. Ngón út

B. Ngón giữa

C. Ngón cái

D. Ngón trỏ

Trong bàn tay người, ngón cái có khả năng cử động linh hoạt nhất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào?

A. Ngồi học không đúng tư thế

B. Đi dày, guốc cao gót

C. Thức ăn thiếu canxi

D. Thức ăn thiếu vitamin A, C, D

Tật cong vẹo cột sống chủ yếu do ngồi học không đúng tư thế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì ?

A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo.

B. Mang vác về một bên liên tục.

C. Mang vác quá sức chịu đựng của cơ thể.

D. Cả A, B và c.

Để chống vẹo cột sống, khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Để chống vẹo cột sông, mọi người

A. Không nên mang vác quá sức chịu đựng

B. Không mang vác về một bên liên tục

C. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo

D. Cả A, B và C đều đúng

Để chống vẹo cột sống, mọi người:

- Không nên mang vác quá sức chịu đựng.

- Không mang vác về một bên liên tục.

- Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần giữ đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống

B. Lao động vừa sức

C. Rèn luyện thân thể thường xuyên

D. Tất cả các phương án còn lại

Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần giữ đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống, lao động vừa sức, rèn luyện thân thể thường xuyên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Để xương phát triển cần chú ý

A. lao động vừa sức.

B. rèn luyện thể dục thể thao.

C. cần lưu ý tư thế ngồi và mang vác.

D. cả A, B và C.

Để xương phát triển cần chú ý:

- Lao động vừa sức.

- Rèn luyện thể dục thể thao.

- Tư thế ngồi và mang vác đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Để xương chắc khỏe cần phải:

A. Có chế độ dinh dưỡng tùy ý

B. Luôn rèn luyện thân thể và lao động vừa sức

C. Tư thế ngồi học không ngay ngắn

D. Cả A, B và C

Để xương chắc khỏe cần phải: luôn rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Cần làm gì để có một hệ vận động khoẻ mạnh?

A. Có chế độ dinh dưỡng thích hợp

B. Thường xuyên tiếp xúc ánh sáng mặt trời

C. Rèn luyện thể dục thể thao, lao động vừa sức

D. Cả A, B và C

Các biện pháp để có một hệ vận động khỏe mạnh:

- Có chế độ dinh dưỡng thích hợp

- Thường xuyên tiếp xúc ánh sáng mặt trời

- Rèn luyện thể dục thể thao, lao động vừa sức.

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh Học lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác: