X

Trắc nghiệm Sinh học 8

Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 57 có đáp án năm 2021


Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 57 có đáp án năm 2021

Với bộ Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 57 có đáp án năm 2021 sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Sinh Học lớp 8.

Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 57 có đáp án năm 2021

Câu 1: Cấu trúc nào dưới đây không thuộc tuyến tụy?

   A. Ống mật.

   B. Tá tràng.

   C. Ống dẫn mật.

   D. Dạ dày.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Dạ dày không thuộc tuyến tụy.

Câu 2: Tuyến tụy có 2 loại tế bào, đó là 2 loại tế bào nào?

   A. Tế bào tiết glucagon và tế bào tiết insullin.

   B. Tế bào tiết glyceril và tế bào tiết insullin.

   C. Tế bào tiết glucagon và tế bào tiết glucozo.

   D. Tế bào tiết glucozo và tế bào tiết insullin.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Tuyến tụy có 2 loại tế bào, đó là 2 loại tế bào tiết glucagon và tế bào tiết insullin.

Câu 3: Chức năng ngoại tiết của tụy là gì?

   A. Tiết hoocmon điều hòa lượng đường trong máu.

   B. Tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổ thức ăn trong ruột non.

   C. Tiết dịch glucagon để chuyển hóa glycogen.

   D. Tiết dịch insulin để tích lũy glucozo.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Chức năng ngoại tiết của tụy là tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổ thức ăn trong ruột non.

Câu 4: Khi đói thì tuyến tụy tiết ra glucagon có tác dụng gì?

   A. Chuyển glucozo thành glycogen dự trữ trong gan và cơ.

   B. Kích thích tế bào sản sinh năng lượng.

   C. Chuyển glycogen dự trữ thành glucozo.

   D. Gây cảm giác đói để cơ thể bổ sung năng lượng.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Khi đói thì tuyến tụy tiết ra glucagon có tác dụng chuyển glycogen dự trữ thành glucozo.

Câu 5: Nếu cơ thể tiết ít insullin hoặc không tiết insullin thì dẫn tới bệnh gì?

   A. Tiếu đường.

   B. Béo phì.

   C. Đau đầu.

   D. Sốt cao.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Nếu cơ thể tiết ít insullin hoặc không tiết insullin thì dẫn tới cơ thể không sử dụng hết glucozo sẽ bị đào thải qua nước tiểu nên cơ thể sẽ bị tiểu đường.

Câu 6: Cấu trúc nào sau đây không thuộc tuyến trên thận?

   A. Vỏ tuyến.

   B. Tủy tuyến.

   C. Màng liên kết.

   D. Ống dẫn.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Ống dẫn không thuộc cấu trúc của tuyến trên thận.

Câu 7: Vỏ tuyến trên thận được chia ra làm 3 lớp, đó là 3 lớp nào?

   A. Lớp trên, lớp lưới, lớp cuối.

   B. Lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới.

   C. Lớp cầu, lớp giữa, lớp sợi.

   D. Lớp cầu, lớp sợi, lớp giữa.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Vỏ tuyến trên thận được chia ra làm 3 lớp, đó là lớpcầu, lớp sợi, lớp lưới.

Câu 8: Lớp ngoài vỏ tuyến tiết hoocmon có chức năng gì?

   A. Điều hòa các muối natri, kali trong máu.

   B. Điều hòa đường huyết.

   C. Điều hòa sinh dục nam.

   D. Gây biến đổi đặc tính sinh học nam.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Lớp ngoài vỏ tuyến tiết hoocmon có chức năng điều hòa các muối natri, kali trong máu.

Câu 9: Phần tủy tuyến tiết 2 loại hoocmon có tác dụng gần như nhau là

   A. Adrenalin và noradrenalin.

   B. Glucagon và noradrenalin.

   C. Insullin và noradrenalin.

   D. Glucagon và noradrenalin.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Phần tủy tuyến tiết 2 loại hoocmon có tác dụng gần như nhau là adrenalin và noradrenalin.

Câu 10: Phần tủy tuyến tiết hoocmon có năng gì?

   A. Điều hòa các muối natri, kali trong máu.

   B. Điều hòa đường huyết.

   C. Điều hòa sinh dục nam, gây biến đổi đặc tính sinh học nam.

   D. Tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Phần tủy tuyến tiết hoocmon có năng tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản.

Câu 11: Ở đảo tuỵ của người có bao nhiêu loại tế bào có khả năng tiết hoocmôn điều hoà đường huyết?

A. 5 loại

B. 4 loại

C. 2 loại

D. 3 loại

Ở đảo tuỵ của người có 2 loại tế bào có khả năng tiết hoocmôn điều hoà đường huyết.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Hoocmôn insulin do tuyến tuỵ tiết ra có tác dụng sinh lí như thế nào ?

A. Chuyển glicôgen thành tinh bột dự trữ trong gan và cơ

B. Chuyển glucôzơ thành tinh bột dự trữ trong gan và cơ

C. Chuyển glicôgen thành glucôzơ dự trữ trong gan và cơ

D. Chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ

Hoocmôn insulin có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Nhóm nào dưới đây gồm hai loại hoocmôn có tác dụng sinh lý trái ngược nhau?

A. Insulin và canxitônin

B. Ôxitôxin và tirôxin

C. Insulin và glucagôn

D. Insulin và tirôxin

Insulin và glucagôn có tác dụng sinh lý trái ngược nhau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hoocmôn nào dưới đây ?

A. GH

B. Glucagôn

C. Insulin

D. Ađrênalin

Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của insulin.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Vỏ tuyến trên thận được phân chia làm mấy lớp?

A. 2 lớp

B. 3 lớp

C. 4 lớp

D. 5 lớp

Vỏ tuyến trên thận được phân chia làm 3 lớp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Lớp nào của vỏ tuyến trên thận tiết ra hoocmôn điều hoà đường huyết ?

A. Lớp lưới

B. Lớp cầu

C. Lớp sợi

D. Tất cả các phương án còn lại

Lớp giữa (lớp sợi): tiết hoocmôn điều hòa lượng đường huyết (tạo glucose từ protein và lipit).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Hoocmôn nào dưới đây do phần tuỷ tuyến trên thận tiết ra ?

A. Norađrênalin

B. Cooctizôn

C. Canxitônin

D. Tirôxin

Tủy tuyến trên thận tiết 2 loại hoocmôn là: adrenalin và noradrenalin.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Hoocmôn điều hoà sinh dục nam có thể được tiết ra bởi tuyến nội tiết nào dưới đây ?

A. Tuyến tùng

B. Tuyến trên thận

C. Tuyến tuỵ

D. Tuyến giáp

Tuyến trên thận có thể tiết ra hoocmôn điều hoà sinh dục nam.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Hoocmôn ađrênalin gây ra tác dụng sinh lí nào dưới đây ?

A. Tăng nhịp hô hấp

B. Dãn phế quản

C. Tăng nhịp tim

D. Tất cả các phương án còn lại

Hoocmôn ađrênalin gây ra tác dụng: gây tăng nhịp tim, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Loại hoocmôn nào dưới đây giúp điều chỉnh đường huyết khi cơ thể bị hạ đường huyết?

A. Ađrênalin

B. Norađrênalin

C. Glucagôn

D. Tất cả các phương án còn lại

Ađrênalin, norađrênalin, glucagôn đều giúp điều chỉnh đường huyết khi cơ thể bị hạ đường huyết.

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh Học lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác: