Lý thuyết Quy tắc hợp lực song song cùng chiều hay, chi tiết nhất - Vật Lí lớp 10
Lý thuyết Quy tắc hợp lực song song cùng chiều hay, chi tiết nhất
Tài liệu Lý thuyết Quy tắc hợp lực song song cùng chiều hay, chi tiết nhất Vật Lí lớp 10 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Quy tắc hợp lực song song cùng chiều từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Vật Lí lớp 10.
1. Thí nghiệm
Treo hai chùm quả cân có trọng lượng P1 và P2 khác nhau vào hai phía của thước:
Dùng chùm quả cân đem treo chung vào trọng tâm O của thước thì thấy thước nằm ngang và lực kế chỉ giá trị F = P1 + P2. Vậy trọng lực P→ = P1→ + P2→ đặt tại điểm O của thước là hợp lực của hai lực P1→ và P2→ đặt tại hai điểm O1 và O2.
2. Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều
a) Quy tắc
- Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy.
- Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.
F = F1 + F2
(chia trong)
Trong đó: d1 là khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của lực F1→
d2 là khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của lực F2→
Quy tắc trên vẫn đúng cho cả trường hợp thanh AB không vuông góc với hai lực thành phần F1→ và F2→.
b) Chú ý
- Đối với những vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm nằm ở tâm đối xứng của vật.
- Có nhiều khi ta phải phân tích một lực F→ thành hai lực F1→ và F2→ song song và cùng chiều với lực F→. Đây là phép làm ngược lại với tổng hợp lực
3. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song
Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực song song ở trạng thái cân bằng thì hợp lực của hai lực song song cùng chiều phải cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều với lực thứ ba.
F1→ + F2→ + F3→ = 0→
4. Một số hình ảnh minh họa quy tắc hợp lực song song cùng chiều