Cách tính quãng đường, vận tốc trong rơi tự do hay, chi tiết - Vật Lí lớp 10
Cách tính quãng đường, vận tốc trong rơi tự do hay, chi tiết
Với Cách tính quãng đường, vận tốc trong rơi tự do hay, chi tiết Vật Lí lớp 10 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập tính quãng đường, vận tốc trong rơi tự do từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí lớp 10.
A. Phương pháp & Ví dụ
Sử dụng các công thức:
- Công thức tính quãng đường:
- Công thức vận tốc: v = g.t
Bài tập vận dụng
Bài 1: Một vật rơi tự do khi chạm đất thì vật đạt v = 20 m/s. Hỏi vật được thả rơi từ độ cao nào? Biết g = 10 m/s2
Hướng dẫn:
Ta có vận tốc của vật là : v = v0 + gt ⇒ t = v/g = 2s
Quãng đường vật rơi: h = S = 1/2 gt2 = 20 m
Bài 2: Từ độ cao 100 m người ta thả một vật thẳng đứng xuống với v = 10 m/s, g = 10 m/s2 .
a. Sau bao lâu vật chạm đất.
b. Tính vận tốc của vật lúc vừa chạm đất.
Hướng dẫn:
a. S = v0t + 1/2 gt2 ⇒ 100 = 10t + 5t2 ⇒ t = 6.2s ( nhận ) hoặc t = -16.2s ( loại )
b. v = v0 + gt = 10 + 10.6.2 = 72 m/s
Bài 3: Một vật rơi tự do từ độ cao 15 m xuống đất, g = 9.8 m/s2 .
a. Tính thời gian để vật rơi đến đất.
b. Tính vận tốc lúc vừa chạm đất.
Hướng dẫn:
Bài 4: Người ta thả một vật rơi tự do, sau 5s vật chạm đất, g = 9.8 m/s2 . Xác định.
a. Tính độ cao lúc thả vật.
b. Vận tốc khi chạm đất.
c. Độ cao của vật sau khi thả được 2s.
Hướng dẫn:
a. độ cao lúc thả vật:
b. v = v0 + gt = 0 + 9.8.5 = 49 m/s
c. Quãng đường vật rơi 2s đầu tiên: S1 = 1/2 gt2s2 = 19.6m
Độ cao của vật sau khi thả 2s: h = S3s sau = S – S2s = 102.9m
Bài 5: Một người thả vật rơi tự do, vật chạm đất có v = 36 m/s, g = 10 m/s2 .
a. Tìm độ cao thả vật.
b. Vận tốc vật khi rơi được 15 m.
c. Độ cao của vật sau khi đi được 2.5s.
Hướng dẫn:
a. (vì vận tốc sau khi chạm đất : v = gt ⇒ t = 3.6s)
b. Thời gian vật rơi 20m đầu tiên:
⇒ v15m = gt15m = 17.3 m/s
c. Khi đi được 2s: = 20m
h’ = S – S2s = 44.8 m
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Sự rơi tự do là :
A. Một dạng chuyển động thẳng đều
B. Chuyển động không chịu bất cứ lực tác dụng nào
C. Chuyển động dưới tác dụng của trọng lực
D. Chuyển động khi bỏ qua mọi lực cản
Lời giải:
Chọn C
Câu 2: Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?
A. Một mẩu phấn
B. Một chiếc lá bàng
C. Một sợi chỉ
D. Một quyển sách
Lời giải:
Chọn A
Câu 3: Chọn phát biểu sai về chuyển động rơi tự do:
A. Là chuyển động thẳng nhanh dần đều
B. Ở thời điểm ban đầu vận tốc của vật luôn bằng không
C. Tại mọi điểm ta xét gia tốc rơi của vật là như nhau
D. Chuyển động theo phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống
Lời giải:
Chọn B
Câu 4: Chọn phát biểu sai về chuyển động rơi tự do:
A. Vật có khối lượng càng lớn rơi càng nhanh
B. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên vận tốc là gia tốc trọng trường
C. Vật có vận tốc cực đại khi chạm đất
D. Sự rơi tự do là sự rơi chỉ chịu tác dụng của trọng lực
Lời giải:
Chọn A
Câu 5: Một vật rơi tự do từ độ cao 20m xuống đất. Cho g = 10 m/s2 . Tính vận tốc lúc ở mặt đất.
A. 30 m/s
B. 20 m/s
C. 15 m/s
D. 25 m/s
Lời giải:
Câu 6: Một vật rơi tự do khi chạm đất vật đạt v = 30 m/s. Lấy g = 9.8 m/s2. Độ cao mà vật được thả xuống là:
A. 65.9 m
B. 45.9 m
C. 49.9 m
D. 60.2 m
Lời giải:
V = gt suy ra t = v/g = 3.06s
Vậy chiều cao vật được thả rơi là : h = 1/2 gt2 = 45.9m
Câu 7: Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đất và hòn đá rơi trong 1s. Nếu thả hòn đá từ độ cao h’= 4h thì thời gian rơi là:
A. 5s
B. 1s
C. 2s
D. 4s
Lời giải:
Ta có
Suy ra h/h’= t2/t’2 = 1/4 suy ra t/t’ = 1/2 suy ra t’ = 2t = 2s
Câu 8: Một vật được thả rơi không vận tốc đầu khi chạm đất có v = 70 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Độ cao mà vật được thả xuống là:
A. 260m
B. 255m
C. 250m
D. 245m
Lời giải:
V = gt ⇒
Vậy chiều cao vật được thả rơi là :
Câu 9: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?
A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.
B. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.
C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
D. Một chiếc lá đang rơi.
Lời giải:
Chọn B
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng cho chuyển động rơi tự do
A. Gia tốc không đổi
B. Chuyển động đều
C. Chiều từ trên xuống
D. Phương thẳng đứng
Lời giải:
Chọn B
Câu 11: Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Gia tốc rơi tự do là 9.8 m/s2 tại mọi nơi trên trái đất
B. Gia tốc rơi tự do thay đổi theo vĩ độ
C. Vecto gia tốc rơi tự do có chiều thẳng đứng hướng xuống dưới
D. Tại cùng một nơi trên trái đất và độ cao không quá lớn thì gia tốc rơi tự do không đổi
Lời giải:
Chọn A
Câu 12: Một viên đá được thả từ một khí cầu đang bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 5 m/s, ở độ cao 300 m. Viên đá chạm đất sau khoảng thời gian?
A. 8.35s
B. 7.8s
C. 7.3s
D. 1.5s
Lời giải:
Chọn trục tọa độ Ox theo phương thẳng đứng có chiều dương hướng lên trên và gốc tại vị trí thả viên đá
Ta có : h = v0t + at2/2 với v0 = 5m/s và a = - g = 9.8 m/s2
Suy ra 4.9t2 – 5t – 300 = 0
Vậy t = 8.35s (chọn ) ; t = -7.33s (loại )
Câu 13: Một vật được thả rơi tự do từ một độ cao so với mặt đất thì thời gian rơi là 5 s. Nếu vật này được thả rơi tự do từ cùng một độ cao nhưng ở Mặt Trăng (có gia tốc rơi tự do là 1,7 m/s2) thì thời gian rơi sẽ là?
A. 12s
B. 8s
C. 9s
D. 15.5s
Lời giải:
Ta có :
Câu 14: Từ một độ cao nào đó với g = 10 m/s2, một vật được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc là 5 m/s. Sau 4 giây kể từ lúc ném, vật rơi được một quãng đường?
A. 50m
B. 60m
C. 80m
D. 100m
Lời giải:
Câu 15: Từ độ cao h = 1 m so với mặt đất, một vật được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc 4 m/s. Cho g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật khi nó chạm đất là?
A. 0.125s
B. 0.2s
C. 0.5s
D. 0.4s
Lời giải:
Ta có: h = vot + 1/2 gt2 suy ra t = 0.2 s