Các dạng bài tập Động học chất điểm chọn lọc, có đáp án - Vật Lí lớp 10
Các dạng bài tập Động học chất điểm chọn lọc, có đáp án
Với Các dạng bài tập Động học chất điểm chọn lọc, có đáp án Vật Lí lớp 10 tổng hợp các dạng bài tập, 400 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Động học chất điểm từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí lớp 10.
Tổng hợp lý thuyết Chương Động học chất điểm
- Lý thuyết Chuyển động cơ Xem chi tiết
- Lý thuyết Chuyển động thẳng đều Xem chi tiết
- Lý thuyết Chuyển động thẳng biến đổi đều Xem chi tiết
- Lý thuyết Sự rơi tự do Xem chi tiết
- Lý thuyết Chuyển động tròn đều Xem chi tiết
- Lý thuyết Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc Xem chi tiết
- Lý thuyết Sai số của phép đo các đại lượng vật lí Xem chi tiết
- Lý thuyết tổng hợp chương Động học chất điểm Xem chi tiết
Chủ đề: Chuyển động thẳng đều
- Dạng 1: Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều Xem chi tiết
- Dạng 2: Viết phương trình chuyển động thẳng đều Xem chi tiết
- Dạng 3: Vẽ đồ thị của chuyển động thằng đều Xem chi tiết
Chủ đề: Chuyển động thẳng biến đổi đều
- Dạng 1: Xác định vận tốc, gia tốc, quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều Xem chi tiết
- Dạng 2: Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối Xem chi tiết
- Dạng 3: Viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều Xem chi tiết
Chủ đề: Sự rơi tự do
- Dạng 1: Tính quãng đường, vận tốc trong rơi tự do Xem chi tiết
- Dạng 2: Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ n và n giây cuối Xem chi tiết
- Dạng 3: Xác định vị trí 2 vật gặp nhau được thả rơi tại thời điểm khác nhau Xem chi tiết
Chủ đề: Chuyển động tròn đều
Chủ đề: Tính tương đối của chuyển động, Công thức tính vận tốc
Chủ đề: Sai số của phép đo các đại lượng vật lý
Bài tập tổng hợp
Bài tập trắc nghiệm Động học chất điểm
- 100 câu trắc nghiệm Động học chất điểm có lời giải chi tiết (cơ bản) Xem chi tiết
- 100 câu trắc nghiệm Động học chất điểm có lời giải chi tiết (nâng cao) Xem chi tiết
Lý thuyết Chuyển động thẳng đều
1. Chuyển động thẳng đều
a) Tốc độ trung bình
Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để đi hết quãng đường đó.
Với s = x2 – x1; t = t2 – t1
Trong đó: x1, x2 lần lượt là tọa độ của vật ở thời điểm t1, t2
Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ trung bình là m/s. Ngoài ra còn dùng đơn vị km/h, cm/s...
b) Chuyển động thẳng đều
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
c) Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều
Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
s = vtb.t = v.t
2. Phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
a) Phương trình chuyển động thẳng đều
Xét một chất điểm chuyển động thẳng đều
Giả sử ở thời điểm ban đầu t0 chất điểm ở vị trí M0(x0), đến thời điểm t chất điểm ở vị trí M(x).
Quãng đường đi được sau quảng thời gian t – t0 là s = x – x0 = v(t – t0)
hay x = x0 + v(t – t0)
b) Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.
Ta có:
Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.
= hệ số góc của đường biểu diễn (x,t)+ Nếu v > 0 ⇒ > 0, đường biểu diễn thẳng đi lên.
Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.
+ Nếu v < 0 ⇒ < 0, đường biểu diễn thẳng đi xuống.
c) Đồ thị vận tốc – thời gian
Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều.
Trong chuyển động thẳng đều vận tốc không đổi, đồ thị vận tốc là một đoạn thẳng song song với trục thời gian.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều. Xác định vận tốc trung bình.
- Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: s = v.t
- Công thức tính vận tốc trung bình:
2. Viết phương trình chuyển động thẳng đều
a) Lập phương trình chuyển động
- Chọn trục tọa độ, gốc tọa độ, gốc thời gian, chiều dương của trục tọa độ. Đồng thời vẽ hình biểu diễn các vectơ vận tốc.
- Viết phương trình chuyển động.
+ Nếu t0 = 0 ⇒ x = x0 + vt
+ Nếu t0 ≠ 0 ⇒ x = x0 + v(t – t0)
Chú ý: Nếu vật chuyển động cùng chiều dương thì vận tốc có giá trị dương .
Nếu vật chuyển động ngược chiều dương thì vận tốc có giá trị âm.
b) Xác định thời điểm, vị trí hai xe gặp nhau
- Cho x1 = x2 ⇒ Tìm được thời điểm hai xe gặp nhau.
- Thay thời gian t vào phương trình chuyển động x1 hoặc x2 ⇒ Xác định được vị trí hai xe gặp nhau.
3. Đồ thị của chuyển động thẳng đều.
Nêu tính chất của chuyển động – Tính vận tốc và viết phương trình chuyển động
a) Tính chất của chuyển động
- Đồ thị xiên lên, vật chuyển động thẳng đều cùng chiều dương.
- Đồ thị xiên xuống, vật chuyển động thẳng đều ngược chiều dương.
- Đồ thị nằm ngang, vật đứng yên.
b) Tính vận tốc
Trên đồ thị ta tìm hai điểm bất kì đã biết tọa độ và thời điểm
Cách vẽ đồ thị của chuyển động thằng đều
A. Phương pháp & Ví dụ
Bước 1: Chọn hệ quy chiếu, gốc thời gian và tỉ lệ xích thích hợp
Bước 2: Viết phương trình toạ độ của vật, từ đó vẽ đồ thị chuyển động
* Chú ý:
+ Khi v > 0 ⇔ đồ thị hướng lên
+ Khi v < 0 ⇔ đồ thị hướng xuống dưới
+ Khi v = 0 ⇔ đồ thị nằm ngang
+ Khi v1 = v2 ⇔ hai đồ thị song song
+ Hai đồ thị cắt nhau: Toạ độ giao điểm cho biết thời điểm và nơi gặp nhau của hai vật chuyển động.
- Các dạng đồ thị:
Đồ thị tọa độ theo thời gian trong chuyển động thẳng đều
Đồ thị vận tốc theo thời gian:
Bài tập vận dụng
Bài 1: Hai thành phố A và B cách nhau 100km. Cùng một lúc, hai xe chuyển động đều ngược chiều nhau, xe ô tô đi từ A với vận tốc 30km/h, xe mô tô đi từ B với vận tốc 20km/h. Chọn A làm gốc toạ độ, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc hai xe bắt đầu đi.
a. Viết phương trình chuyển động của mỗi xe
b. Vẽ đồ thị toạ độ của mỗi xe. Từ đồ thị, xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
Hướng dẫn:
a. Phương trình chuyển động của hai xe
Xe ô tô: x1 = 30t
Xe mô tô: x2 = 100 - 20t
b. Đồ thị toạ độ-thời gian:
+ Chọn hệ toạ độ như hình vẽ: Lấy điểm theo phương trình chuyển động ở câu a
+ Đồ thị toạ độ:
Của ô tô: Đồ thị x1 trong đó có chứa đoạn thẳng OM
Của mô tô: Đồ thị x2 trong đó chứa đoạn thẳng PM
+ Vị trí hai xe gặp nhau: Hai đoạn thẳng cắt nhau tại điểm M nên vị trí 2 xe gặp nhau cách gốc tọa độ 60km, thời điểm hai xe gặp nhau là lúc 2h
Bài 2: Đồ thị chuyển động của hai xe (I), (II) được biểu thị trên hình vẽ. Dựa vào đồ thị:
a. Xác định tính chất chuyển động và tính vận tốc của mỗi xe.
b. Lập phương trình toạ độ của mỗi xe
c. Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau
Hướng dẫn:
a. Tính chất chuyển động và tính vận tốc của mỗi xe:
Xe (I): chuyển động thẳng đều
Vận tốc:
Xe (II): chuyển động thẳng đều
Vận tốc:
b. Phương trình toạ độ của hai xe
Xe (I): x1 = 20t
Xe (II): x2 = 20 + 5(t+2)= 30 + 5t
c. Thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau:
Từ đồ thị:
+ Hai xe gặp nhau cách gốc tọa độ 40 km
+ Thời điểm hai xe gặp nhau là lúc 2h
Bài 3: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 7h sáng, chạy về hướng Ninh Bình với vận tốc 60 km/h. Sau khi đi được 45 phút, xe dừng 15 rồi tiếp tục đi với vận tốc đều như lúc trước. Lúc 7h30 phút sáng một ô tô thứ hai khởi hành từ Hà Nội đuổi theo xe thứ nhất, với vận tốc đều 70 km/h.
1. Vẽ đồ thị toạ độ-thời gian của mỗi xe
2. Hai xe gặp nhau lúc nào và ở đâu
Hướng dẫn:
Chọn gốc thời gian là lúc 7h
Chọn gốc toạ độ tại Hà Nội
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai xe
1.
Phương trình chuyển động
+ Của ô tô thứ nhất:
x1 = 60t
Tuy nhiên, có một khoảng thời gian xe dừng lại mà thời gian thì tiếp tục tăng nên đồ thị đoạn đó sẽ là đoạn thẳng song song với trục Ot, quãng đường không đổi
+ Của ô tô thứ hai:
x2 = 70t
+ Đồ thị của hai ô tô như hình vẽ
2. Dựa vào đồ thị ta thấy hai ô tô gặp nhau lúc 7 + 2 = 9h nơi gặp cách gốc toạ độ 105 km
Bài 4: Hãy mô tả chuyển động của một vật có đồ thị vị trí- thời gian ở như hình vẽ và đồ thị vận tốc- thời gian tương ứng của vật.
Hướng dẫn:
+ Trong khoảng thời gian từ 0h đến 10h:
Tọa độ x = 0, vật đứng yên tại gốc toạ độ O.
+ Trong khoảng thời gian từ 10h đến 15h:
Vật chuyển động từ gốc O đến vị trí có x = 40 km, tức là theo chiều dương, với vận tốc trung bình:
+ Trong khoảng thời gian từ 15h đến 30h : Toạ độ luôn là x = 40 km, vật đứng yên tại vị trí này.
+ Trong khoảng thời gian từ 30h đến 40h: Vật chuyển động từ vị trí có x = 40 km đến vị trí có x = 0 (theo chiều âm),với vận tốc trung bình là:
+ Từ 40h trở đi: Vật đứng yên tại gốc O.
Ta có sơ đồ chuyển động:
Và nếu chỉ để ý sự biến thiên của vận tốc theo thời gian, ta vẽ được đồ thị vận tốc-thời gian:
Bài 5: Vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ-thời gian như hình vẽ. Phương trình chuyển động của vật có dạng như thế nào?
Hướng dẫn:
Ta có: s = | Δx| = |x − x0| = 25 − 5 = 20 m; t = 5s
Do đó phương trình chuyển động của vật là:
x = x0 + vt = 5 + 4t
B. Bài tập trắc nghiệm
Đồ thị chuyển động của hai xe (I) và (II) được mô tả trên hình.
Câu 1: Phương trình tọa độ của xe (I) là:
A. x1 = 20 + 2t B. x1 = -10 + 2t C. x1 = 20 - 2t D. x1 = -10 - 2t
Lời giải:
Phương trình chuyển động của xe (I):
Tại thời điểm t01 = 0: x01 = 20 m
Tại thời điểm t1 = 20s: x1 = 60 m
Câu 2: Phương trình tọa độ của xe (II) là:
A. x2 = 5 + 2t B. x2 = 20 + 4t C. x2 = −20 + 4t D. x2 = -20 + 2t
Lời giải:
Tương tự câu 1:
x02 = -20 m
t2 = 5s: x2 = 0
Câu 3: Khoảng cách giữa 2 xe lúc t = 10s là bao nhiêu?
A. 10m B. 20m C. 30m D. 40m
Lời giải:
t = 10s ⇒ x1 = 20 + 2.10 = 40 m
x2 = -20 + 40.10 = 20m
Khoảng cách 2 xe: Δx = |x1 - x2| = 20 m
Đồ thị của 3 vật (I), (II), (III) được thể hiện trên hình vẽ:
Câu 4: Tính chất chuyển động của vật (I) là gì?
A. Đang chuyển động thẳng đều theo chiều dương
B. Đang đứng yên
C. Đang chuyển động thẳng theo chiều dương
D. Đang chuyển động thẳng đều ngược chiều dương
Lời giải:
Chọn B
Câu 5: Trạng thái chuyển động của vật (II) là gì?
A. Đang chuyển động thẳng đều theo chiều dương
B. Đang đứng yên
C. Đang chuyển động thẳng theo chiều dương
D. Đang chuyển động thẳng đều ngược chiều dương
Lời giải:
Chọn D
Câu 6: Trạng thái chuyển động của vật (III) là gì?
A. Đang chuyển động thẳng đều theo chiều dương
B. Đang đứng yên
C. Đang chuyển động thẳng theo chiều dương
D. Đang chuyển động thẳng đều ngược chiều dương
Lời giải:
Chọn A
Câu 7: Phương trình chuyển động của vật (I) có dạng như thế nào?
A. x1 = 5 + t B. x1 = 0 C. x1 = 5 D. x1 = 5t
Lời giải:
Xe (I): x1 = 5 m/s
Câu 8: Phương trình chuyển động của vật (II) có dạng như thế nào?
A. x2 = 5 – t B. x2 = 5+ t C. x2 = 5 D. x2 = 5t
Lời giải:
Xe (II): x02 = 5m
t2 = 5s; x2 = 0
Câu 9: Phương trình chuyển động của vật (III) có dạng như thế nào?
A. x3 = 10 + 0,5t B. x3 = 10 – 0,5t C. x3 = -10 - 0,5t D. x3 = -10 + 0,5t
Lời giải:
t03 = 0; x03 = -10 m/s
t3 = 20s; x3 = 0
Câu 10: Đâu là đồ thị chuyển động của phương trình: x = 10 - 2/3 t
Lời giải:
Vẽ đồ thị hàm số x = 10 - 2/3t
Câu 11: Phương trình chuyển động của đồ thị sau có dạng như thế nào?
A. x = 5/3t B. x = 3/5t C. x = 5 + 3t D. x = 3 +5t
Lời giải:
t = 0 : x0 = 0
t = 3s : x = 5 m
Câu 12: Phương trình chuyển động của đồ thị sau có dạng như thế nào?
Lời giải:
x0 = 5 m
t = 3s; x = 10 m
Câu 13: Quãng đường vật đi được trong đồ thị trên là bao nhiêu?
A. 564 m B. 546 m C. 546 km D. 564 km
Lời giải:
x = x1 + x2 + x3
= v1(t1-t0) + v2(t2-t1) + v3(t3-t2)
= 8.(10-0) + 32(18 -10) + 15(32 - 18)
= 546 m
Chuyển động của hai xe (1), (2) được thể hiện trên đồ thị (x, t) qua hình vẽ:
Câu 14: Phương trình chuyển động của xe (1) là:
Lời giải:
x01 = 20 m
t1 = 40s; x1 = 0
Câu 15: Phương trình chuyển động của xe (2) là:
Lời giải:
x02 = 0
x2 = 10 m; t2 = 20s
Cách xác định vận tốc, gia tốc, quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều
A. Phương pháp & Ví dụ
Sử dụng các công thức sau:
- Công thức tính độ lớn gia tốc:
- Công thức vận tốc: v = v0 + at
- Công thức tính quãng đường:
- Công thức độc lập thời gian: v2 – v02 = 2as
Trong đó: a > 0 nếu chuyển động nhanh dần đều (CĐNDĐ)
a < 0 nếu chuyển động chậm dần đều (CĐCDĐ)
Bài tập vận dụng
Bài 1: Một đoàn tàu đang chuyển động với v0 = 72 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây đạt v1 = 54 km/h.
a) Sau bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì tàu đạt v = 36 km/h và sau bao lâu thì dừng hẳn.
b) Tính quãng đường đoàn tàu đi được cho đến lúc dừng lại.
Hướng dẫn:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu, gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh.
Đổi 72 km/h = 20 m/s
54 km/h = 15 m/s
a. Gia tốc của tàu:
Thời gian kể từ khi hãm phanh đến khi tàu đạt vận tốc v = 36 km/h = 10 m/s là:
Từ v = v0 + a.t ⇒
Khi dừng lại hẳn: v2 = 0
b) Quãng đường đoàn tàu đi được:
v22 – v02 = 2as ⇒ s = (v22 – v02)/(2a) = 400 m
Bài 2: Một xe lửa dừng lại hẳn sau 20s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Trong thời gian đó xe chạy được 120 m. Tính vận tốc của xe lúc bắt đầu hãm phanh và gia tốc của xe.
Hướng dẫn:
Vận tốc ban đầu của xe lửa:
Từ công thức v = v0 + at ⇒ v0 = v – at = - 20a (1)
Quãng đường xe lửa đi được từ khi hãm phanh đến lúc dừng lại:
Từ (1) (2): a = -0,6 m/s2, v0 = 12 m/s
Bài 3: Một chiếc canô chạy với v = 16 m/s, a = 2 m/s2 cho đến khi đạt được v = 24 m/s thì bắt đầu giảm tốc độ cho đến khi dừng hẳn. Biết canô từ lúc bắt đầu tăng vận tốc cho đến khi dừng hẳn là 10s. Hỏi quãng đường canô đã chạy.
Hướng dẫn:
Thời gian cano tăng tốc là:
Từ công thức: v = v0 + at1 ⇔ 24 = 16 + 2.t1 ⇒ t1 = 4s
Vậy thời gian giảm tốc độ: t2 = t – t1 = 6s
Quãng đường đi được khi tăng tốc độ:
Gia tốc của cano từ lúc bắt đầu giảm tốc độ đến khi dừng hẳn là:
Quãng đường đi được từ khi bắt đầu giảm tốc độ đến khi dừng hẳn:
Quãng đường cano đã chạy là:
s = s1 + s2 = 152m
Bài 4: Một chiếc xe lửa chuyển động trên đoạn thẳng qua điểm A với v = 20 m/s, a = 2m/s2. Tại B cách A 100 m. Tìm vận tốc của xe.
Hướng dẫn:
Độ dài quãng đường AB:
⇒ t = 4,14s ( nhận ) hoặc t = -24s ( loại )
Vận tốc của xe:
v = v0 + at ⇒ v = 20 + 2. 4,14 = 28,28 m/s
Bài 5: Một xe máy đang đi với v = 50,4 km/h bỗng người lái xe thấy có ổ gà trước mắt cách xe 24,5m. Người ấy phanh gấp và xe đến ổ gà thì dừng lại.
a. Tính gia tốc
b. Tính thời gian giảm phanh.
Hướng dẫn:
Đổi 50,4 km/h = 14 m/s
a. v2 – v02 = 2as ⇒ a = (v2 – v02)/(2s)
b. Thời gian giảm phanh:
Từ công thức:
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Một viên bi lăn nhanh dần đều từ đỉnh một máng nghiêng với v0 = 0, a = 0,5 m/s2. Sau bao lâu viên bi đạt v = 2,5m/s?
A.2,5s B. 5s C. 10s D. 0,2s
Lời giải:
Câu 2: Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động nhanh dần đều khi đi hết 1km thứ nhất thì v1 = 10m/s. Tính vận tốc v sau khi đi hết 2km
A.10 m/s B. 20 m/s C. 10√2 m/s D. 10√3 m/s
Lời giải:
Quãng đường đầu: v2 – v02 = 2.a.s ⇒ a = 0,05 m/s2
Vận tốc sau: v12 – v02 = 2.a.s’ ⇒ v12 – 0 = 2.0,05.2000 ⇒ v1 = 10√2 m/s
Câu 3: Một viên bi thả lăn trên mặt phẳng nghiêng không vận tốc đầu với gia tốc 0,1 m/s2. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc thả, viên bi có vận tốc 2 m/s?
A.20s B. 10s C. 15s D. 12s
Lời giải:
v = v0 + at ⇒ 2 = 0 + 0,1t ⇒ t = 20s
Câu 4: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 20s đạt đến vận tốc 36 km/h. Sau bao lâu tàu đạt đến vận tốc 54 km/h?
A.10s B. 20s C. 30s D. 40s
Lời giải:
Đổi: 36 km/h = 10 m/s; 54 km/h = 15 m/s
Gia tốc của tàu:
Thời gian từ khi tàu bắt đầu chuyển động đến khi đạt vận tốc 15 m/s là:
Câu 5: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh . Sau đó đi thêm 125 m nữa thì dừng hẳn. Hỏi 5s sau lúc hãm phanh, tàu đang chạy với vận tốc là bao nhiêu?
A.10 m/s B. 10,5 km/h C. 11 km/h D. 10,5 m/s
Lời giải:
Đổi 54 km/h = 15 m/s
Câu 6: Trong công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng chậm dần đều cho đến khi dừng hẳn: thì:
A.v0 > 0; a < 0; s > 0
B. Cả A và C đều đúng
C. v0 < 0; a < 0; s > 0
D. v0 < 0; a > 0; s < 0
Lời giải:
Chọn A
Câu 7: Chọn phát biểu sai:
A.Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều cùng chiều với vectơ vận tốc
B.Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có phương không đổi
C.Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều với vectơ vận tốc
D.Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi
Lời giải:
Chọn A
Câu 8: Chọn câu sai: Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó:
A. Có gia tốc trung bình không đổi
B. Có gia tốc không đổi
C. Chỉ có thể chuyển động nhanh dần hoặc chậm dần đều
D. Có thể lúc đầu chuyển động chậm dần đều, sau đó nhanh dần đều
Lời giải:
Chọn C
Câu 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động:
A.Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ gia tốc bằng không
B.Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ gia tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động
C.Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ gia tốc và vận tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động
D.Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ vận tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động
Lời giải:
Chọn B
Câu 10: Chọn câu sai: Chất điểm sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều nếu:
A. a < 0 và v0 = 0
B. a > 0 và v0 = 0
C. a < 0 và v0 > 0
D. a > 0 và v0 > 0
Lời giải:
Chọn C
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây sai với chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. Hiệu quãng đường đi được trong những khoảng thời gian liên tiếp luôn bằng hằng số
B. Vận tốc của vật luôn dương
C. Quãng đường đi biến đổi theo hàm bậc hai của thời gian
D. Vận tốc biến đổi theo hàm bậc nhất của thời gian
Lời giải:
Chọn B
Câu 12: Gia tốc là một đại lượng:
A. Đại số, đặc trưng cho tính không thay đổi của vận tốc
B. Véctơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc
C. Vectơ, đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động
D. Vectơ, đặc trưng cho tính không thay đổi của vận tốc
Lời giải:
Chọn B
Câu 13: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh, chạy chậm dần đều sau 10s thì vận tốc còn 54 km/h. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì tàu dừng hẳn?
A.55 s B. 50 s C. 45 s D. 40 s
Lời giải:
Đổi: 72 km/h = 20 m/s
54 km/h = 15m/s
Gia tốc:
Thời gian đến khi vật dừng hẳn:
Câu 14: Khi đang chạy với vận tốc 36 km/h thì ôtô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 xuống hết dốc có độ dài 960 m. Khoảng thời gian ôtô chạy xuống hết đoạn dốc là bao nhiêu?
A.30 s B. 40 s C. 60 s D. 80 s
Lời giải:
Đổi 36 km/h = 10 m/s
Quãng đường đi được:
⇒ 960 = 10t + (1/2).0,2.t2
⇒ t = 60 s (thỏa mãn) hoặc t = -160 s (loại)
Câu 15:Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 18 km/h. Sau 15 s, vật đạt vận tốc 20 m/s. Gia tốc của vật là:
A.1 km/h B. 1 m/s C. 0, 13 m/s D. 0, 13 km/h
Lời giải:
Đổi 18 km/h = 5 m/s
Gia tốc: