X

Các dạng bài tập Vật Lí lớp 10

Các dạng bài tập Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể chọn lọc, có đáp án - Vật Lí lớp 10


Các dạng bài tập Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể chọn lọc, có đáp án

Với Các dạng bài tập Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể chọn lọc, có đáp án Vật Lí lớp 10 tổng hợp các dạng bài tập, 200 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí lớp 10.

Các dạng bài tập Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể chọn lọc, có đáp án

Tổng hợp lý thuyết Chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

Các dạng bài tập

Bài tập trắc nghiệm

Tổng hợp lý thuyết chương Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể

I. Chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình:

1. Các chất rắn được phân tích thành hai loại: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

2. Chất rắn kết tinh:

    + Có cấu trúc tinh thể, có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định.

    + Tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định, gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

    + Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.

3. Chất rắn vô định hình:

    + Không có cấu trúc tinh thể.

    + Không có dạng hình học xác định.

    + Không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định.

    + Có tính đẳng hướng.

II. Sự nở vì nhiệt của chất rắn:

Công thức tính độ nở dài: Δl = αl0 (t - t0) = αl0Δt.

Công thức tính độ nở khối: ΔV = βV0 (t- t0) = βV0Δt.

III. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng:

1. Lực căng bề mặt:

- Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt của chất lỏng và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ dài của đoạn đường đó :

f = σl.

- Với σ là hệ số căng mặt ngoài, có đơn vị là N/m. Hệ số σ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng : σ giảm khi nhiệt độ tăng.

2. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt:

- Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lỏm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt.

3. Hiện tượng mao dẫn:

- Hiện tượng mức chất lỏng ở bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn.

- Các ống trong đó xẩy ra hiện tượng mao dẫn gọi là ống mao dẫn.

- Hệ số căng mặt ngoài σ càng lớn, đường kính trong của ống càng nhỏ mức chênh lệch chất lỏng trong ống và ngoài ống càng lớn.

IV. Sự chuyển thể của các chất:

- Công thức tính nhiệt nóng chảy: Q = λm

Với λ(J/kg) là nhiệt nóng chảy riêng.

- Công thức tính nhiệt hóa hơi: Q = Lm.

Với L (J/kg) : Nhiệt hoá hơi riêng.

- Công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra: Q = m.c.(t2 – t1).

V. Độ ẩm của không khí:

- Độ ẩm tỉ đối của không khí: Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án Hoặc Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

- Để tìm áp suất bão hòa pbh và độ ẩm cực đại A, ta dựa vào bảng 39.1 sgk.

- Khối lượng hơi nước có trong phòng: m = a.V ( V(m3) thể tích của phòng).

Cách giải bài tập Chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình

A. Phương pháp & Ví dụ

- Các chất rắn được phân tích thành hai loai: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

- Chất rắn kết tinh:

   + Có cấu trúc tinh thể, có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định.

   + Tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định, gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

   + Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.

- Chất rắn vô định hình:

   + Không có cấu trúc tinh thể.

   + Không có dạng hình học xác định.

   + Không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định.

   + Có tính đẳng hướng.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Tại sao kim cương và than chì đều cấu tạo từ các nguyên tử cacbon nhưng lại có tính chất vật lí khác nhau?

Hướng dẫn:

Vì kim cương và than chì có cấu trúc tinh thể khác nhau. Kim cương rất cứng và không dẫn điện, còn than chì mềm và dẫn điện.

Bài 2: Kích thước của các tinh thể phụ thuộc điều kiện gì?

Hướng dẫn:

Kích thước của các tinh thể phụ thuộc tốc độ kết tinh khi chuyển từ thể lỏng sang thể rắn: Tốc độ kết tinh càng nhỏ thì kích thước của các tinh thể càng lớn.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau đây:

A. Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể.

B. Chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể rất nhỏ liên kết hỗn độn thuộc chất rắn kết tinh.

C. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính dị hướng.

D. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định, chất rắn đó thuộc chất rắn kết tinh.

Lời giải:

Chọn D

Câu 2: Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh:

A. Khác nhau ở chỗ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định, còn chất rắn vô định hình thì không.

B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Chất rắn kết tinh đa tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình.

D. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định.

Lời giải:

Chọn A

Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu sau đây:

A. Các phân tử chất rắn kết tinh chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng cố định được gọi là nút mạng.

B. Chất rắn có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau, nghĩa là các phân tử khác nhau, thì có tính vật lý khác nhau.

C. Tính chất vật lý của chất kết tinh bị thay đổi nhiều là do mạng tinh thể có một vài chỗ bị sai lệch.

D. Tính chất dị hướng hay đẳng hướng của chất kết tinh là do mạng tinh thể có một vài chỗ bị sai lệch gọi lỗ hỏng.

Lời giải:

Chọn A

Câu 4: Tính chất nào sau đây KHÔNG liên quan đến chất rắn kết tinh?

A. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B. Có tình dị hướng hoặc đẳng hướng.

C. Có cấu trúc mạng tinh thể.

D.Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Lời giải:

Chọn D

Câu 5: Vật rắn nào dưới đây là vật rắn vô định hình ?

A. Băng phiến.           B. Thủy tinh.           C. Kim loại.           D. Hợp kim.

Lời giải:

Chọn B

Câu 6: Chất rắn vô định hình có đặc điểm và tính chất là:

A. có tính dị hướng

B. có cấu trúc tinh thế

C. có dạng hình học xác định

D. có nhiệt độ nóng chảy không xác định

Lời giải:

Chọn D

Câu 7: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình ?

A. Có dạng hình học xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể.

C. có tính dị hướng.

D. không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Lời giải:

Chọn A

Câu 8: Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây ?

A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Lời giải:

Chọn A

Câu 9: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể ?

A. Hạt muối       B. Viên kim cương       C. Miếng thạch anh       D. Cốc thủy tinh

Lời giải:

Chọn D

Câu 10: Vật rắn tinh thể có đặc tính nào sau đây?

A. Có cấu trúc tinh thể, có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác đinh.

D. Có cấu trúc mạng tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Lời giải:

Chọn D

Câu 11: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

A. Chiếc cốc thuỷ tinh.

B. Hạt muối ăn.

C. Viên kim cương.

D. Miếng thạch anh.

Lời giải:

Chọn A

Câu 12: Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết luận nào sau đây là đúng?

A. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định còn vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

D Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Lời giải:

Chọn A

Câu 13: Khi nói về mạng tinh thể điều nào sau đây sai?

A. Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể.

B. Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là ion dương , ion âm, có thể là nguyên tử hay phân tử.

C. Mạng tinh thể của tất cả các chất đều có hình dạng giống nhau.

D. Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.

Lời giải:

Chọn C

Câu 14: Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?

A. Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình.

B. Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng .

C. Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể .

D. Vật vô định hình và vật rắn đa tinh thể.

Lời giải:

Chọn A

Câu 15: Chất vô định hình có tính chất nào sau đây?

A. Chất vô định hình có cấu tạo tinh thể.

B. Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Sự chuyển từ chất rắn vô định hình sang chất lỏng xảy ra liên tục.

D. Chất vô định hình có tính dị hướng.

Lời giải:

Chọn C

Câu 16: Điều nào sau đây là SAI liên quan đến chất kết tinh?

A. Chất đa tinh thể là chất gồm vô số tinh thể nhỏ liên kết hỗn độn với nhau.

B. Tính chất vật lý của đa tinh thể như nhau theo mọi hướng.

C. Các chất kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt sẽ luôn có tính chất vật lý giống nhau.

D. Trong 3 câu trên có 1 câu sai.

Lời giải:

Chọn C

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai? Vật rắn vô định hình

A. không có cấu trúc tinh thể.

B. có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định .

C. có tính đẳng hướng.

D. khi bị nung nóng chúng mềm dần và chuyển sang lỏng.

Lời giải:

Chọn B

Câu 18: Đặc tính nào là của chất rắn vô định hình?

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Lời giải:

Chọn D

Câu 19: Đặc tính nào là của chất đa tinh thể?

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Lời giải:

Chọn B

Câu 20: Tính chất nào là của của chất đơn tinh thể?

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Lời giải:

Chọn A

Cách giải bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn

A. Phương pháp & Ví dụ

Công thức tính độ nở dài: Δl = αl0 (t-t0) = αl0 Δt.

Công thức tính độ nở khối: ΔV = βV0 (t-t0) = βV0 Δt.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Một thước thép ở 20°C có độ dài 1000mm. Khi nhiệt độ tăng đến 40°C, thước thép này dài thêm bao nhiêu? Hệ số nở dài của thép là α = 1,2.10-5K-1.

Hướng dẫn:

Thước thép này dài thêm là: Δl = αl0(t- t0) = 0,24mm.

Bài 2: Tính khối lượng riêng của sắt ở 800°C, biết khối lượng riêng sắt ở 0°C là ρ0 = 7,8.103kg/m3. Hệ số nở dài của sắt là α = 11,5.10-6K-1.

Hướng dẫn:

Khối lượng riêng của sắt tỉ lệ nghịch với thể tích của của nó nên:

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

Độ nở khối của sắt ở 800°C là:

ΔV = βV0 Δt = 3αV0 Δt = 0,0276V0.

⇒ V1 = 1,0276 V0

Thay vào (1) ta suy ra: ρ1 = 7590,5kg/m3.

Bài 3: Một sợi dây tải điện ở 20°C có độ dài 1800m. Hãy xác định độ nở dài của dây tải điện này khi nhiệt độ tăng lên đến 50°C về mùa hè. Cho biết hệ số nở dài của dây tải điện là α = 11,5.10-6K-1.

Hướng dẫn:

Độ nở dài của dây tải điện là: Δl = αl0(t- t0) = 0,621m.

Bài 4: Một viên bi có thể tích 125mm3 ở 20°C, được làm bằng chất có hệ số nở dài là 12.10-6K-1. Độ nở khối của viên bi này khi bị nung nóng tới 820°C có độ lớn là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Độ nở khối của viên bi ở 820°C là:

ΔV = βV0(t- t0) = 3,6 mm3.

Bài 5: Hai thanh 1 bằng sắt và 1 bằng kẽm ở 0°C có chiều dài bằng nhau, còn ở 100°C thì chiều dài chênh lệch 1mm. Tìm chiều dài 2 thanh ở 0°C. Cho biết hệ số nở dài của sắt bằng 1,14.10-5K-1 và của kẽm bằng 3,4.10-5K-1.

Hướng dẫn:

Độ nở dài của thanh sắt ở 100°C là: Δl1 = α1 l0 (t-t0).

Độ nở dài của thanh kẽm ở 100°C là: Δl2 = α2 l0 (t-t0).

Vì ban đầu 2 thanh có chiều dài bằng nhau nên độ chênh lệch chiều dài lúc sau bằng độ chênh lệch giữa 2 độ nở dài, do đó:

Δl2 - Δl1 = 1 ⇔ α2 l0 (t- t0)- α1 l0(t-t0) = 1.

⇔ l0 = 442mm.

Bài 6: Một thước thép dài 1m ở 0°C, dùng thước để đo chiều dài một vật ở 40°C, kết quả đo được 2m. Hỏi chiều dài đúng của vật khi đo là bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của thép là 12.10-6K-1.

Hướng dẫn:

Thước thép này dài thêm là: Δl = αl0(t- t0) = 4,8.10-4 m.

Độ dài của thước lúc sau là: l = l0 + Δl = 1,0005 m.

Vậy vật có chiều dài đúng là: l1 = 2.l = 2,001 m.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Một thước thép ở 10°C có độ dài là 1000 mm. Hệ số nở dài của thép là
12.10-6K-1. Khi nhiệt độ tăng đến 40°C , thước thép này dài thêm ban nhiêu?

A. 0,36 mm.                         B. 36 mm.                    C. 42 mm.                       D. 15mm.

Lời giải:

Chọn A

Câu 2: Một thanh ray dài 10m được lắp trên đường sắt ở nhiệt độ 20°C. Phải để hở một khe ở đầu thanh với bề rộng là bao nhiêu, nếu thanh ray nóng đến 50°C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. Hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là α = 12.10-6. Chọn kết quả nào sau đây:

A. Δl = 3.6.10 m          B. Δl = 3.6.10 m          C. Δl = 3.6.10 m           D. Δl = 3.6.10 m

Lời giải:

Chọn B

Câu 3: Với kí hiệu l0 là chiều dài ở 0°C, l là chiều dài ở t°C, α là hệ số nở dài. Biểu thức nào sau đây tính chiều dài ở t°C là:

A. l = l0 + αt                  B. l = l0 - αt                C. l = l0(1+ αt)               D. l = l0/(1+ αt)

Lời giải:

Chọn C

Câu 4: Một thanh thép ở 0°C có độ dài 0,5 m. Tìm chiều dài thanh ở 20°C. Biết hệ số nở dài của thép là 12.10-6K-1

A. 0,62 m.                     B. 500,12 mm.                     C. 0,512 m.                     D. 501,2 m.

Lời giải:

Chọn B

Câu 5: Một thước thép ở 0°C có độ dài 2000mm. Khi nhiệt độ tăng đến 20°C, thước thép dài thêm một đoạn là: ( biết hệ số nở dài thước thép 12.10-6K-1)

A. 0,48mm                   B. 9,6mm                    C. 0,96mm                    D. 4,8mm

Lời giải:

Chọn A

Câu 6: Với kí hiệu: l0 là chiều dài ở 0°C ; l là chiều dài ở t°C ; α là hệ số nở dài.

Đâu là biểu thức tính độ nở dài?

A. Δl = αl0 + t               B. Δl= αl0 - t               C. Δl = αl0.t               D. Δl = (αl0)/t

Lời giải:

Chọn C

Câu 7: Với ký hiệu : V0 là thể tích ở 0°C; V thể tích ở t°C ; β là hệ số nở khối. Biểu thức nào sau đây là đúng với công thức tính thể tích ở t°C?

A. V = V0 + βt            B. V = V0 - βt            C. V = V0 (1+ βt)            D. V = V0/(1+ βt)

Lời giải:

Chọn C

Câu 8: Hai thanh kim loại, Một bằng sắt và một bằng kẽm ở 0°C có chiều dài bằng nhau, còn ở 100°C thì chiều dài chênh lệch nhau 1mm. Cho biết hệ số nở dài của sắt là α1 = 1,14.10-5k-1 và của kẽm là α2 = 3,4.10-5k-1. Chiều dài của hai thanh ở 0°C là:

A. l0 = 0,442mm             B. l0 = 4,42mm.            C. l0 = 44,2mm            D. l0 = 442mm.

Lời giải:

Ở 100°C, thanh sắt dãn: Δl1 = α1 l0.100 (mm).

Ở 100°C, thanh kẽm dãn: Δl2= α2 l0.100 (mm).

Vì 2 thanh chênh lệch nhau 1mm nên:

l0 + Δl2 - (l0 + Δl1) = 1.

⇔ Δl2 - Δl1 = 1 ⇔ α2 l0.100 - α1 l0.100 = 1.

⇔ l0 = 442mm.

Câu 9: Một cái xà bằng thép tròn đường kính tiết diện 5cm hai đầu được chôn chặt vào tường. Cho biết hệ số nở dài của thép 1,2.10-5k-1, suất đàn hồi 20.1010N/m2. Nếu nhiệt độ tăng thêm 25°C thì độ lớn của lực do xà tác dụng vào tường là :

A. F = 11,7810 N        B. F = 117,810 N.       C. F = 1178,10 N           D. F = 117810 N

Lời giải:

Độ nở dài của xà là: Δl = αl0 (t- t0 )= αl0.25.

Lực do xà tác dụng vào tường:

F = (E.S.Δl)/l0 = E.S.α.25 = 117810 N.

Câu 10: Một bình thuỷ tinh chứa đầy 50 cm3 thuỷ ngân ở 18°C . Biết: Hệ số nở dài của thuỷ ngân là: α1 = 9.10-6 k-1. Hệ số nở khối của thuỷ ngân là: β1 = 18.10-5k-1. Khi nhiệt độ tăng đến 38°C thì thể tích của thuỷ ngân tràn ra là:

A. ΔV = 0,015cm3            B. ΔV = 0,15cm3           C. ΔV = 1,5cm3          D. ΔV = 15cm3

Lời giải:

Chọn B

Câu 11: Một thanh ray có chiều dài ở 0°C là 12,5 m. Hỏi khi nhiệt độ là 50°C thì nó dài thêm bao nhiêu? (biết hệ số nở dài là 12.10-6K-1)

A. 3,75mm                     B. 6mm                   C. 7,5mm                  D. 2,5mm

Lời giải:

Chọn B

Câu 12: Một tấm kim loại hình vuông ở 0°C có độ dài mỗi cạnh là 40cm. Khi bị nung nóng, diện tích của tấm kim loại tăng thêm 1,44cm2. Xác định nhiệt độ của tấm kim loại? Biết hệ số nở dài của kim loại này là 12.10-6K-1.

A. 2500°C                    B. 3000°C                   C. 37,5°C                   D. 250°C

Lời giải:

Diện tích hình vuông tăng lên: ΔS = 2αS ( t- t0 ) = 1,44

⇒ t = 37,5°C.

Câu 13: Điều nào sau đây là đúng liên quan đến sự nở dài?

A. Độ giãn nở tỉ lệ thuận với chiều dài ban đầu.

B. Chiều dài của vật tỉ lệ thuận với nhiệt độ.

C. Hệ số nở dài cho biết độ gia tăng nhiệt độ khi vật nở dài thêm 1cm.

D. Hệ số nở dài cho biết độ tăng chiều dài tỉ đối khi nhiệt độ tăng 1°C.

Lời giải:

Chọn D

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: