Tổng hợp lý thuyết Chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn hay, chi tiết - Vật Lí lớp 10
Tổng hợp lý thuyết Chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn hay, chi tiết
Tài liệu Tổng hợp lý thuyết Chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn hay, chi tiết Vật Lí lớp 10 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Vật Lí lớp 10.
- Lý thuyết Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song Xem chi tiết
- Lý thuyết Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực Xem chi tiết
- Lý thuyết Quy tắc hợp lực song song cùng chiều Xem chi tiết
- Lý thuyết Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế Xem chi tiết
- Lý thuyết Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định Xem chi tiết
- Lý thuyết Ngẫu lực Xem chi tiết
- Lý thuyết tổng hợp chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn Xem chi tiết
Lý thuyết Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực
a) Điều kiện cân bằng
Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
F1→ = -F2→
b) Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệm
Buộc dây lần lượt vào hai điểm khác nhau trên vật rồi lần lượt treo lên. Khi vật đứng yên, vẽ đường kéo dài của dây treo. Giao điểm của hai đường kéo dài này là trọng tâm của vật. Kí hiệu là G.
Trọng tâm G của các vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật.
2. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song
a) Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy
Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt hai vec tơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
b) Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song
Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ở trạng thái cân bằng thì:
+ Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy.
+ Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
3. Một số hiện tượng liên quan