Tổng hợp lý thuyết Chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể hay, chi tiết - Vật Lí lớp 10
Tổng hợp lý thuyết Chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể hay, chi tiết
Tài liệu Tổng hợp lý thuyết Chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể hay, chi tiết Vật Lí lớp 10 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Vật Lí lớp 10.
- Lý thuyết Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình Xem chi tiết
- Lý thuyết Biến dạng cơ của vật rắn Xem chi tiết
- Lý thuyết Sự nở vì nhiệt của vật rắn Xem chi tiết
- Lý thuyết Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng Xem chi tiết
- Lý thuyết Sự chuyển thể của các chất Xem chi tiết
- Lý thuyết Độ ẩm của không khí Xem chi tiết
- Lý thuyết tổng hợp chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể Xem chi tiết
Lý thuyết Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình
1. Chất rắn kết tinh
Có dạng hình học, có cấu trúc tinh thể.
a) Cấu trúc tinh thể
Cấu trúc tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.
Mạng tinh thể muối ăn NaCl
b) Các đặc tính của chất rắn kết tinh
- Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.
- Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước.
Ví dụ: nước đá là 00C, thiếc ở 2320C, sắt ở 15300C...
- Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.
+ Chất rắn đơn tinh thể được cấu tạo từ một tinh thể, có tính dị hướng.
+ Chất rắn đa tinh thể cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau, có tính đẳng hướng.
c) Ứng dụng của các chất rắn kết tinh
Các đơn tinh thể silic và gemani được dùng làm các linh kiện bán dẫn.
Kim cương rất cứng nên được dùng làm mũi khoan, dao cắt kính, đá mài, đồ trang sức...
Kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành công nghệ khác nhau (luyện kim, điện tử, đóng tàu, sản xuất đồ gia dụng...)
2. Chất rắn vô định hình
- Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, không có dạng hình học xác định.
Ví dụ: Thủy tinh, nhựa đường, các chất dẻo...
- Tính chất của chất rắn vô định hình:
+ Có tính đẳng hướng.
+ Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.