Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Chương 1: Sử dụng bản đồ sách Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.
Trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Chương 1 có đáp án - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Đối với lĩnh vực quân sự, bản đồ dùng để
A. quy hoạch phát triển vùng và công trình thuỷ lợi.
B. xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.
C. thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.
D. xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách.
Đáp án đúng là: B
Đối với lĩnh vực quân sự, để xây dựng các phương án tác chiến, lợi dụng địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công,... càng cần phải sử dụng tốt các loại bản đồ.
Câu 2. GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?
A. Hoa Kì.
B. Trung Quốc.
C. Liên bang Nga.
D. Nhật Bản.
Đáp án đúng là: A
GPS do Bộ Quốc phòng Hoa Kì thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lí. Ban đầu GPS phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980, Chính phủ Hoa Kì cho phép sử dụng trong dân sự.
Câu 3. So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Mang tính độc lập và khác biệt.
B. Được học ở tất cả các cấp học.
C. Chỉ được học ở trung học cơ sở.
D. Địa lí mang tính chất tổng hợp.
Đáp án đúng là: D
Khác với các môn học khác, môn Địa lí mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội. Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,...
Câu 4. Trên bản đồ tỉ lệ 1:300 000, 3cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?
A. 9km.
B. 900km.
C. 0,9km.
D. 90km.
Đáp án đúng là: A
- Công thức: Khoảng cách thực tế = tỉ lệ bản đồ x khoảng cách đo trên bản đồ (đơn vị: cm).
- Áp dụng công thức: Khoảng cách thực tế = 300 000 x 3 = 900 000cm = 9km.
Câu 5. Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về
A. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.
B. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.
C. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.
D. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.
Đáp án đúng là: D
Học Địa lí sẽ làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết của các em về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi trên thế giới ngày càng thêm phong phú, giúp các em hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đối với thế giới.
Câu 6. Xác định vị trí địa lí của một địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào
A. hiện tượng trong tự nhiên.
B. điểm lấy làm mốc chỉ định.
C. hướng di chuyển của các vật.
D. hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến.
Đáp án đúng là: D
Việc xác định vị trí địa lí của một người, một vật hay một địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến, từ đó xác định được toạ độ địa lí và chỉ ra vị trí. Đối với các bản đồ số, việc xác định vị trí phải dựa vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
Câu 7. Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. chấm điểm.
B. kí hiệu.
C. bản đồ - biểu đồ.
D. đường chuyển động.
Đáp án đúng là: B
- Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…
- Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu (cụ thể là dạng kí hiệu dạng hình học).
Câu 8. Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ
A. ảnh trên bản đồ.
B. tỉ lệ bản đồ.
C. phần chú giải.
D. tên bản đồ.
Đáp án đúng là: C
Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần các đối tượng địa lí được thể hiện ở chú giải và hiểu về các kí hiệu thể hiện trên bản đồ.
Câu 9. Thiết bị thông minh nào sau đây được gắn định vị GPS?
A. Máy lọc không khí.
B. Điện thoại thông minh.
C. Nồi chiêm không dầu.
D. Tủ lạnh samsung lớn.
Đáp án đúng là: B
Trên tất cả các thiết bị điện thoại thông minh đều có gắn định nvij GPS và bản đồ số -> Giúp người sử dụng dễ dàng tìm đường đi, định vị vị trí và sử dụng các ứng dụng đi kèm (gọi đồ ăn, xe công nghệ,…).
Câu 10. Phương pháp đường chuyển động dùng để thể hiện các đối tượng
A. phân bố, phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.
B. phân bố theo những điểm cụ thể.
C. tập trung thành vùng rộng lớn.
D. di chuyển theo các hướng bất kì.
Đáp án đúng là: D
Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…
Câu 11. Kiến thức địa lí kinh tế - xã hội định hướng nhóm ngành nghề nào sau đây?
A. Du lịch, địa chất học.
B. Thương mại, tài chính.
C. Dịch vụ, khí hậu học.
D. Kĩ sư trắc địa, bản đồ.
Đáp án đúng là: B
Với những kiến thức về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới, các em cũng có thể tham gia hoạt động vào các ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch.
Câu 12. GPS và bản đồ số dùng để điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với không có chức năng nào sau đây?
A. Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển.
B. Chống trộm cho các phương tiện, tính cước phí.
C. Tìm thiết bị đã mất, biết danh tính người trộm đồ.
D. Các cung đường có thể sử dụng, lưu trữ lộ trình.
Đáp án đúng là: C
- GPS và bản đồ số dùng để dẫn đường, quản lý và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với các chức năng như: xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển, các cung đường có thể sử dụng; quản lý, giám sát, lưu trữ lộ trình đường đi của đối tượng (phương tiện giao thông, các cơn bão,...); tính số ki-lô-mét đã di chuyển và cước phí cho xe buýt, xe khách, xe taxi, xe ôm công nghệ,..., chống trộm cho các phương tiện,...
- Ngoài ra, GPS và bản đồ số còn dùng để tìm người, thiết bị đã mất hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh cũng như tối ưu hoá kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực,...
Câu 13. Các mỏ khoáng sản thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. chấm điểm.
B. kí hiệu.
C. bản đồ - biểu đồ.
D. đường chuyển động.
Đáp án đúng là: B
- Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…
- Các mỏ khoáng sản thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu (cụ thể là dạng kí hiệu dạng chữ hoặc dạng hình học).
Câu 14. Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?
A. Các loại ngôi sao.
B. Vệ tinh tự nhiên.
C. Vệ tinh nhân tạo.
D. Trạm hàng không.
Đáp án đúng là: C
GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao tuyệt đối.
Câu 15. Các đô thị thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. đường chuyển động.
B. chấm điểm.
C. bản đồ - biểu đồ.
D. kí hiệu.
Đáp án đúng là: D
- Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…
- Các nhà máy điện thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu (cụ thể là dạng kí hiệu hình học).
Câu 1:
Đối với lĩnh vực quân sự, bản đồ dùng để
A. quy hoạch phát triển vùng và công trình thuỷ lợi.
B. xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.
C. thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.
D. xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách.