Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập Ôn tập về hình học Toán lớp 4 có lời giải, chọn lọc sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Toán lớp 4.
Câu 1: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
Quan sát các hình đã cho ta thấy hình A là hình tròn; hình B là hình thang, hình D là tứ giác ; hình C có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau nên hình C là hình bình hành.
Vậy trong các hình đã cho, hình C là hình bình hành.
Câu 2: Trong các hình sau, hình nào là hình thoi?
Quan sát các hình đã cho ta thấy hình A là hình thang, hình B là hình thoi, hình C là hình tròn, hình D là hình bình hành.
Vậy trong các hình đã cho, hình B là hình thoi.
Câu 3:
Cho hình vẽ như sau:
Cạnh AB song song với cạnh nào dưới đây?
A. BC
B. DC
C. AD
Quan sát hình vẽ ta thấy cạnh AB song song với cạnh DC.
Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống:
Hình chữ nhật MNPQ có cặp cạnh vuông góc với nhau.
Trong hình chữ nhật MNPQ có:
MN vuông góc với MQ; MN vuông góc với NP;
PQ vuông góc với PN; PQ vuông góc với QM.
Vậy hình chữ nhật MNPQ có 4 cặp cạnh vuông góc với nhau.
Đáp án đúng điền vào ô trống là 4.
Câu 5: Diện tích hình thoi có độ dài hai đường chéo 9cm và 16cm là:
A. 25cm2
B. 50cm2
C. 72cm2
D. 144cm2
Diện tích hình thoi đó là:
= 72(cm2)
Đáp số: 72cm2
Chú ý
Học sinh có thể làm sai khi tính diện tích hình thoi bằng tích độ dài hai đường chéo, từ đó chọn tìm ra đáp án sai là 144cm2.
Câu 6: Điền số thích hợp ô trống:
Hình bình hành có cạnh đáy dài 27cm, chiều cao 14cm.
Diện tích hình bình hành đó là cm2
Diện tích hình bình hành đó là:
27×14=378(cm2)
Đáp số: 378cm2
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 378.
Câu 7: Một hình bình hành có cạnh đáy dài m, chiều cao bằng một nửa cạnh đáy. Diện tích hình bình hành đó là:
Chiều cao của hình bình hành đó là:
45:2=25(m)
Diện tích hình bình hành đó là:
45×25=825(m2)
Đáp số: 825m2.
Câu 8: Điền số thích hợp vào ô trống:
Hình thoi ABCD có độ dài đường chéo AC là 40cm, độ dài đường chéo BD bằng độ dài đường chéo AC. Hình chữ nhật GHIK có chiều rộng là 15cm và diện tích bằng diện tích hình thoi ABCD.
Vậy chu vi hình chữ nhật GHIK là cm.
Độ dài đường chéo BD là:
40×35=24(cm)
Diện tích hình thoi ABCD là:
40×24:2=480(cm2)
Vì hình chữ nhật GHIK có diện tích bằng diện tích hình thoi ABCD nên diện tích hình chữ nhật GHIK là 480cm2.
Chiều dài hình chữ nhật là:
480:15=32(cm)
Chu vi hình chữ nhật là:
(32+15)×2=94(cm)
Đáp số: 94cm.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 94.
Câu 9: Để lát nền một phòng học hình chữ nhật người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh 30cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền phòng học đó, biết rằng nền phòng học có chiều rộng 6m và chiều dài 12m và phần mạch vữa không đáng kể?
A. 750
B. 800
C. 900
D. 1000
Diện tích một viên gạch là:
30×30=900(cm2)
Diện tích căn phòng đó là:
12×6=72(m2)
72m^2=720000cm2
Để lát kín nền căn phòng đó người ta cần dùng số viên gạch là:
720000:900=800 (viên gạch)
Đáp số: 800 viên gạch.
Câu 10: Điền số thích hợp vào ô trống:
Biết hình bình hành ABCD có AB = 56cm và BC = 24cm, đường cao AH = 15cm.
Vậy độ dài đường cao AK tương ứng với cạnh BC là cm
Vì ABCD là hình bình hành nên AB=CD=56cm.
Diện tích hình bình hành đó là:
56×15=840(cm2)
Độ dài đường cao AK là:
840:24=35(cm)
Đáp số: 35cm.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 35.
Câu 11: Tính diên tích mảnh đất có kích thước như hình vẽ như bên dưới:
A. 280m2
B. 336m2
C. 448m2
D. 560m2
Chia mảnh đất đã cho thành 3 mảnh đất hình chữ nhật như sau:
Gọi SS là diện tích mảnh đất ban đầu, S1,S2,S3 lần lượt là diện tích các mảnh đất (1),(2),(3). Khi đó S=S1+S2+S3.
Diện tích mảnh đất thứ nhất là:
16×7=112(m2)
Diện tích mảnh đất thứ hai là:
16×7=112(m2)
Chiều rộng của mảnh đất thứ ba là:
28−16=12(m)
Chiều dài của mảnh đất thứ ba là:
7+14+7=28(m)
Diện tích mảnh đất thứ ba là:
28×12=336(m2)
Diện tích mảnh đất ban đầu là:
112+112+336=560(m2)
Đáp số: 560m2
Chú ý
Có nhiều các chia mảnh đất ban đầu thành các mảnh đất nhỏ để tính diện tích. Học sinh có thể tùy chọn cách chia khác nhau.
Câu 12: Cho hình chữ nhật và hình vuông có kích thước như hình vẽ:
Chu vi hình 1 là: (9+4)×2=26(cm)
Diện tích hình 1 là: 9×4=36(cm2)
Chu vi hình 2 là: 6×4=24(cm)
Diện tích hình 2 là: 6×6=36(cm2)
Ta có 26cm > 24cm nên chu vi hình 1 lớn hơn chu vi hình 2.
36cm2 = 36cm2 nên diện tích hình 1 bằng diện tích hình 2.
Vậy các kết luận đúng là b và d; kết luận sai là a và c.
Xem thêm Các bài tập và câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 4 chọn lọc, hay khác: