Giáo án bài Bài tập làm văn - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án bài Bài tập làm văn - Kết nối tri thức
Tải word giáo án bài Bài tập làm văn
I. MỤC TIÊU
1 Kiến thức:
- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của truyện.
- HS hiểu được nội dung của đoạn trích.
- Học sinh hiểu được sự khác nhau căn bản giữa văn bản nghị luận và văn bản văn học, ngay cả khi chúng cùng đề cập đến một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
- Tóm tắt được truyện.
2 Năng lực:
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bài tâp làm văn;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bài tập làm văn;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện và phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa văn bản Nghị luận và văn bản Văn học.
3. Phẩm chất:
- Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân.
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
Từ khi vào lớp 1cho đến nay, hẳn có lúc em muốn nhờ người khác làm hộ bài, nhất là những bài khó hoặc khi cần nộp bài gấp. Em có thấy điều đó bình thường không?
Nếu gặp một đề văn yêu cầu tả/ kể về một người bạn thân nhất của em, em có cho rằng bài do người khác viết hộ sẽ nói đúng về người bạn hơn bài do em tự viết không?
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong học tập khi gặp những bài tập khó đôi khi chúng ta nảy ra ý định nhờ người khác làm bài giúp mình, nhưng chúng ta nhận ra rằng bản thân mình tự nỗ lực làm sẽ tốt hơn nhiều. Bài học hôm nay của chúng ta sẽ hiểu hơn về điều đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về tác giả, tác phẩm, cách đọc và hiểu nghĩa những từ khó.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả và tác phẩm. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc. GV yêu cầu HS đọc - GV lưu ý HS trong khi đọc: 1. Chú ý những lời người kể chuyện và lời nhân vật để có giọng điệu phù hợp; 2. Chú ý từ ngữ phiên âm nước ngoài; - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó. - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Thể loại? + Truyện có những nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? - GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản? - HS lắng nghe. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng |
I. TÌM HIỂU CHUNG 1.Tác giả: - Nhà văn Rơ –nê Gô – xi – nhi (1926 -1977) là nhà văn Pháp, chuyên sáng tác truyện tranh,Viết kịch, làm phim. - Họa sĩ Giăng- giắc Xăng – pê (Sinh năm 1932) là họa sĩ người Pháp, chuyên vẽ truyện tranh và tranh biếm họa. 2.Tác phẩm - Bài tập làm văn trích trong Nhóc Ni - cô - la: những chuyện chưa kể, xuất bản lần đầu năm 2004. 3. Đọc – Tóm tắt - Thể loại: truyện ngắn; - Nhân vật: Cậu bé Ni – cô – la, bố của cậu và bác hàng xóm; - Ngôi kể: ngôi thứ nhất. - Văn bản chia làm 2 phần + P1: Từ đầu ….thế thì sẽ khó hơn bố tưởng rồi đấy, bố nói, → Ni – cô – la nhờ bố làm BT. + P2: còn lại: Ni – cô la tự làm bài tập |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của VB.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Do đâu khi làm bài tập làm văn, Ni – cô – la phải nhờ đến bố? Em nghĩ sao về việc Ni – cô – la nhờ bố làm hộ bài tập? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Làm việc cá nhân 2 phút. GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - HS lên trình bày . - Các bạn khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS. - Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2 |
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Lí do mà Ni – cô – la nhờ bố làm bài tập. + Có thế: - Ni – cô – la vốn học yếu về môn văn, không tự tin khi làm bài. - Đề văn hơi khó, Ni – cô – la cảm thấy chật vật. - Trong học tập, Ni – cô – la thường có thói quen dựa dẫm, không tự lực…. => Cho dù là lí do nào đi nữa thì việc nhờ bố làm hộ bài văn cũng là điều không thể chấp nhận được. |
GV sử dụng kĩ thuật “Chia sẻ nhóm đôi” B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm (mỗi nhóm hai bạn). - Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ: 1. Bố của Ni cô la có cho rằng, việc làm bài thay cho con là điều cần thiết không? 2. Bố có muốn tiếp tục làm bài thay cho con sau lần này nữa không? 3. Bố cho Ni – cô – la biết rằng, bố sẵn sàng làm bài văn giúp con, trong khi bố của bố trước đây, không bao giờ làm như vậy cả. Việc so sánh ấy nói lên điều gì? 4. Việc làm bài chỉ là để giúp con hay muốn con thấy mình rất giỏi văn? 5. Giọng kể chuyện ở đây nghiêm trang hay hài hước? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - 2 phút làm việc cá nhân - 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức lên bảng, chuyển dẫn sang mục sau. |
2.Cuộc trò chuyện của hai bố con a) Thái độ của bố Ni – cô – la khi được con nhờ làm hộ bài tập văn. - Cần thiết - Chỉ làm giúp lần này thôi. - Vì bố muốn thấu hiểu và làm bạn với con. - Lời kể chuyện có giọng hài hước, vui nhộn. |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Phát phiếu học tập số 2 & đặt câu hỏi: Vì sao bố của Ni – cô – la và ông Blê – đúc đều muốn biết ai là người bạn thân của Ni – cô – la? Vì sao sau khi Ni – cô – la đã kể ra nhiều người bạn thân của mình mà bố của cậu ấy vẫn thấy khó viết? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản. HS: - Đọc SGK và suy nghĩ cá nhân. B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần). HS : - Trả lời câu hỏi của GV. - Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức. Những người bạn mà Ni – cô –la kể tên không phải là bạn của bố. Bố của Ni – cô - la không thể hiểu gì về sinh hoạt hàng ngày, tính nết, sở thích, sở trường, hoàn cảnh gia đình và các mối quan hệ của họ. Chính vì thế không thể viết về một người hoàn toàn xa lạ được. |
b) Ai là người bạn thân nhất của Ni – cô – la - Nếu không biết ai là người bạn thân nhất của Ni – cô – la mà bố hay ông Blê – đúc vẫn làm bài thì bài văn ấy nói về người nào chứ không phải bạn của Ni – cô – la. - Không đáp ứng được yêu cầu của đề cô giáo giao. - Cô giáo nhận ra bài văn đã viết về một nhân vật tưởng tưởng nào đó, chứ không phải nói về người bạn thân nhất của Ni – cô – la. => Không thể làm bài văn hộ con. |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Phát phiếu học tập số 3 - Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ: “Tôi hiểu rằng bài tập làm văn của tôi thì tốt nhất là tôi tự làm một mình”- nhân vật trong câu chuyện rút ra một kinh nghiệm như thế qua qua những gì đã xẩy ra khi nhờ bố làm bài. Em có đồng ý với điều đó không?Vì sao? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết) - Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập). - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần). HS: - Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình. - Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau. |
3. Bài học mà Ni – cô – la rút ra sau cuộc trò chuyện với bố. - Đồng ý với bài học mà Ni - cô - la rút ra được qua những gì đã xảy ra. - Bài học này không chỉ đúng với Ni - cô – la mà đúng với mỗi chúng ta. - Chỉ có làm bài bằng chính sức của mình, mới biết điểm mạnh, điểm yếu. Điểm mạnh phát huy, điểm yếu khắc phục. => Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân. |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Nội dung – ý nghĩa của văn bản “Bài tâp làm văn”? ? Ý nghĩa của văn bản. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy. GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS: lên báo cáo kết quả, Hs khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn. GV: - Yêu cầu HS nhận xét. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Chuyển dẫn sang đề mục sau. |
III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lời kể chuyện có giọng hài hước, vui nhộn. - Lời đối thoại của các nhân vật có nhiều sắc thái. 2. Nội dung – Ý nghĩa - Trong học tập, hoạt động nhóm, trao đổi giúp đỡ nhau là điều cần thiết, tuy nhiên viết một bài TLV phải là hoạt động cá nhân, không thể hợp tác như làm những công việc khác. - Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b) Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Nếu gặp một đề văn như của Ni – cô – la, theo em việc đầu tiên phải làm là gì?
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
+ Nếu gặp đề văn như Ni – cô – la chúng ta phải:
- Lựa chọn trong số bạn bè một người mà mình cảm thấy thân thiết, gần gũi, thấu hiểu nhất.
- Nhớ những đặc điểm riêng, những đức tính của bạn, những kỷ niệm giữa bạn với mình...
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b) Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của hs.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy miêu tả người bạn thân nhất của em.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Phiếu học tập số 1:
Làm việc nhóm đôi Thái độ của bố Ni – cô – la khi được con nhờ làm hộ bài tập văn. Việc làm bài tập thay có cần thiết không? ……………………………………………………………………………………………… Bố của Ni – cô – la có tiếp tục làm thay BT cho những lần tiếp theo không? ……………………………………………………………………………………………………………… Việc bố của Ni – cô – la so sánh bố của bố không giúp bao giờ, bố thì khác, nói lên điều gì? …………………………………………………….……………………………………… Lời kể?............................................ |
+ Phiếu học tập số 2
Tại sao cả bố Ni – cô – la và bác Blê – đúc đều muốn biết bạn thân nhất của Ni – cô - la ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… |
+ Phiếu học tập số 3
Bài học mà Ni – cô – la rút ra sau cuộc trò chuyện với bố? ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… |
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC