X

Giáo án Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức

Giáo án bài Vua chích chòe - Giáo án Ngữ văn lớp 6


Giáo án bài Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Tải word giáo án bài Vua chích chòe

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Học sinh học được các kiến thức về:

- Các sự việc diễn ra trong câu chuyện.

- Đặc điểm nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ…

- Đặc điểm của thể loại truyện cổ tích được thể hiện qua truyện.

2.  Về năng lực: 

- Học sinh xác định được chủ đề của truyện.

- Học sinh nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại của truyện cổ tích: các đặc điểm của nhân vật, công thức mở đầu, kết thúc truyện...

- Học sinh biết nhận xét, đánh giá về bài học đạo đức và ước mơ cuộc sống mà tác giả dân gian gửi gắm.

3. Về phẩm chất: 

Khiêm tốn, chăm chỉ, biết sai và sữa lỗi, bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV. Máy chiếu, máy tính.

- Tranh ảnh về Anh em nhà Grimm, Jacob và Wilhelm và văn bản “Vua chích chòe”

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích mà em đã được học và đọc?

? Trong những câu chuyện đó những nhân vật mắc lỗi hay có tính cách không tốt thường có kết thúc như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 

B4: Kết luận, nhận định (GV): 

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những hiểu biết cơ bản về truyện cổ Gờ- rim (Grimm): truyện cổ Gờ- rim (Grimm) là thể loại truyện như thế nào, ra đời lần đầu ở đâu vào năm nào, do ai sưu tâm và xuất bản. Ảnh hưởng của nó như thế nào đối với văn hóa hiện đại phương Tây.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau khi đã dặn tìm hiểu ở nhà.

? Nêu những hiểu biết của em về Truyện cổ tích Gờ-rim?

(GV gợi ý: thể giới cổ tích có gì đặc biệt, nhân vật thường là ai và mục đích của những câu chuyện ấy là gì?)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.

HS quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

I. TÌM HIỂU CHUNG 

1. Truyện cổ Gờ- rim (Grimm)

- Là truyện kể gia đình cho trẻ em là một tập hợp các truyện cổ tích tiếng Đức lần đầu tiên được xuất bản năm 1812 bởi Anh em nhà GrimmJacob và Wilhelm.

UNESCO chính thức công nhận Truyện cổ Grimm là di sản văn hóa thế giới. 

Giáo án bài Vua chích chòe | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Giáo án bài Vua chích chòe | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Giáo án bài Vua chích chòe | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Giáo án bài Vua chích chòe | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Tượng đài anh em Grimm tại chợ ở Hanau. (Hessen, Đức)

Bìa của số đầu tiên (1812)

Truyện cổ tích Gờ-rim được xuất bản ở Việt Nam


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

- Chia nhóm lớp thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn, giao nhiệm vụ:

? Truyện “ Vua chích chòe” thuộc loại truyện nào? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó?

? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Việc sử dụng ngôi kể như vậy có gì đặc biệt?

? Câu truyện trên được kể theo trình tự nào và sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

? Trong truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhận vật chính?

- GV  Tổ chức học sinh thảo luận nhóm theo bàn và chuyển giao nhiệm vụ: 

1. Sắp xếp các sự kiện theo trình tự hợp lí.

1.Vua chích chòe giải thích mọi việc cho công chúa khi cô làm phụ bếp cho đám cưới của vua.

2. Vua cha mở buổi yến tiệc, mời các chàng trai đến dự tiệc để tìm phò mã.

3. Công chúa tiếc nuối vì không cưới Vua chích chòe khi thấy rừng, thảo nguyên, thành phố của vua.

4. Công chúa dần dần làm qua nhiều việc: dọn nhà, làm bếp, đan sọt, dệt vải, bán sành sứ, làm phụ bếp.

5. Công chúa chê hết người này đến người khác, khiến nhà vua tức giận và ban sẽ gả công chúa cho người ăn xin đầu tiên đến điện.

6. Công chúa khóc hối lỗi và hai người làm đám cưới với nhau.

7. Nhà vua gả công chúa cho gã hát rong, công chúa theo gã về nhà.

8. Nhà vua có một cô con gái xinh đẹp tuyệt trần nhưng vô cùng kiêu ngạo, ngông cuồng.

2. Kể tóm tắt lại câu chuyện “Vua chính chòe” theo những sự việc được sắp xếp?

Gv giao nhiệm vụ cho học sinh suy nghĩa và trả lời:

 Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

? Em có nhận xét gì về phần mở đầu và kết thúc của câu truyện trên?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

- Học sinh tự suy nghĩ và trả lời

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung  cho nhóm bạn (nếu cần).

Trình bày suy nghĩ cá nhân

GV

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

2. Tác phẩm

a) Đọc và tìm hiểu chú thích

b) Tìm hiểu chung

- Văn bản là truyện cổ tích

- Ngôi kể: ngôi thứ ba

- Kể theo trình tự thời gian và sử dụng PTBD tự sự.

- Các sự việc chính

+ Nhà vua có một cô con gái xinh đẹp tuyệt trần nhưng vô cùng kiêu ngạo, ngông cuồng.

+ Vua cha mở buổi yến tiệc, mời các chàng trai đến dự tiệc để tìm phò mã.

+ Công chúa chê hết người này đến người khác, khiến nhà vua tức giận và ban sẽ gả công chúa cho người ăn xin đầu tiên đến điện kiến.

+ Nhà vua gả công chúa cho gã hát rong, công chúa theo gã về nhà.

+ Công chúa tiếc nuối vì không cưới Vua chích chòe khi thấy rừng, thảo nguyên, thành phố của vua.

+ Công chúa dần dần làm qua nhiều việc: dọn nhà, làm bếp, đan sọt, dệt vải, bán sành sứ, làm phụ bếp.

+ Vua chích chòe giải thích mọi việc cho công chúa khi cô làm phụ bếp cho đám cưới của vua.

+ Công chúa khóc hối lỗi và hai người làm đám cưới với nhau.

- Truyện có bố cục 3 phần theo công thức của truyện cổ tích (giới thiệu nhân vật và tính huống truyện, các thử thách, kết thúc có hậu)








Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: - Tìm được những chi tiết nói về xuất thân, ngoại hình, hành động, lời nói suy nghĩ và ngôn ngữ của nhân vật truyện

- Đánh giá tính cách của nhân vật và bài học rút ra.

b. Nội dung: 

- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia lớp ra làm 6 nhóm thực hiện kĩ thuật mảnh ghép

Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4,5,6

- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ yêu cầu các em hoàn thành. 

Vòng 1: Chuyên gia GV giao nhiệm vụ

Nhóm 1, 3, 5 sẽ tìm hiểu nhân vật công chúa, nhóm 2,4, 6 sẽ tìm hiểu nhân vật vua chích chòe

bằng cách hoàn thành phần phiếu học tập được giao.

Vòng 2: Mảnh ghép từ 6 nhóm tạo thành 6 nhóm mới và chia sè nội dung đã trao đổi ở vòng 1 và giao nhiệm vụ

? Trao đổi với nhau về kết quả đã thảo luận ở vòng 1.

? Em đánh giá như thế nào về hai nhân vật này sau nội dung thảo luận?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

* Vòng 1 Thảo luận nhóm và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

* Vòng 2

HS

1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng 1.

2. Mỗi chuyên gia ở vòng trạm sẽ có 2 phút để trình bày vấn đề của mình cho nhóm mới.

3. Thảo luận vấn đề mới

3. Các thành viên trong nhóm mới sẽ ghi kết quả vào phiếu học tập.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận:

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Đặc điểm các nhân vật

Nội dung

Công chúa

Vua chính chòe

Xuất thân

con gái duy nhất của nhà vua

Vua một nước

Ngoại hình

Xinh đẹp tuyệt trần

Giống chim chích chòe

Lời nói, hành động

Từ chối hết người này đến người khác còn chế giễu, nhạo báng họ.

Giả làm người ăn mày , tạo ra các thử thách

Kiểu nhân vật trong truyện cổ tích

Kiểu nhân  có tính tình không tốt hoặc mắc lỗi sai

Nhân vật người ra thử thách, người giả mạo

Đánh giá về tính cách của nhân vật

-> Kiêu ngạo và ngông cuồng vì qua được nuông chiều

-> Thông minh, kiên nhẫn, điềm tĩnh























B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV giáo nhiệm vụ học sinh suy nghĩa cá nhân và thảo luận theo bàn trong 5’

1. Nhà vua đã trừng phạt công chúa như thế nào sau những hành động của nàng ở buổi kén rể? Em có nhận xét gì về hình phạt này?

2. Ai là người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?

3. Kể những câu chuyện cổ tích khi nhận vật chính mắc sai lầm nên phải chịu trừng phạt và thử thách?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra nháp cá nhân.

- Thảo luận nhóm 5 phút 

Gv hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện hoạt động nhóm (khi cần)

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức, mở rộng & chuyển dẫn sang mục khác


2. Ý nghĩa của việc trừng phạt và những thử thách

-  Nhà vua quá tức giận nên đã gả công chúa cho người ăn mày 

→ Hình phạt nặng nề để trừng trị con gái.

- Người hát rong đã yêu cầu công chúa:

+ trở thành thường dân ra khỏi cung.

+ Sống trong một căn lều nhỏ không có người hầu hạ.

+ Dậy sớm nhóm bếp, náu ăn, đan sọt, dệt sợi, bán sành sứ, phụ bếp

=> trừng phạt tính kiêu căng, ngông cuồng, thể hiện tình yêu , giúp công chúa nhận ra những điều sai trái của mình mà biết sửa sai. 

=> mô típ quen thuộc trong truyện cổ tích






B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV giao nhiệm vụ cho học sinh suy nghĩa và trả lời cá nhân

? Câu chuyện kết thúc như thế nào? 

? Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?

Em có nhận xét gì về kết thúc này?

Sử dụng kĩ thuật 635 (kĩ thuật XYZ)

Vấn đề bàn luận:

? Qua câu em thấy tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Thảo luận nhóm và ghi lại kết quả

- Thực hiên kĩ thuật 634 (kĩ thuật XYZ)

+ Mỗi nhóm 6 ng­ười, mỗi ng­ười viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 4 phút về cách giải quyết  vấn đề và tiếp tục chuyển cho ngư­ời bên cạnh;

+ Tiếp tục như­ vậy cho đến khi tất cả mọi ng­ười đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác trong thời gian 4 phút

GV: Hướng dẫn, theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. 

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần)

HS:

- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

3. Kết thúc và bài học rút ra

- Kết thúc có hậu: công chúa  nhận ra sai lầm của mình và biết sữa lỗi và kết hôn với vua chích chòe.

- Câu “ tôi tin...lễ cưới”-> lời nói bông đùa, cho thấy đây chỉ là một câu chuyện hư cấu.

=> Công thức kết truyện quen thuộc trong truyện cổ tích nước ngoài.

- Bài học: khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng, nhạo báng người khác, phải biết tôn trọng và sống hòa nhã, phải cố gắng hoàn thiện bản thân và thay đổi mình phù hợp với hoàn cảnh, biết nhận ra sai lầm và sửa lỗi.





B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn

- Phát phiếu học tập số 2

- Giao nhiệm vụ nhóm:

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Nội dung chính của văn bản “Vua chích chòe”?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.

- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Truyện cổ tích có nhiều tình tiết hấp dẫn, cuốn hút, lời kể hấp dẫn, khéo léo , sử dụng biện pháp điệp cấu trúc.

2. Nội dung

Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu. 

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) về một nhân vật, tóm tắt một câu chuyện có nội dung về kiểu nhân vật như công chúa mà em đã từng đọc.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).


- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)


Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác: