Giáo án bài Thánh Gióng - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án bài Thánh Gióng - Kết nối tri thức
Tải word giáo án bài Thánh Gióng
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- HS xác định được chủ đề của truyện.
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo…
- HS nhận xét, đánh giá về một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết.
- HS xác định từ ghép, từ láy; cụm động từ, cụm tính từ; phép tu từ so sánh và cấu tạo của từ Hán Việt theo mô hình “A + giả”.
2. Về năng lực:
- Xác định được chủ đề của truyện.
- Nhận diện thể loại, kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những truyền thuyết Thánh Gióng và những truyền thuyết khác.
- Vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những truyền thuyết khác.
- Nhận biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử.
- Vận dụng dấu câu, phép tu từ vào việc viết đoạn văn.
3. Về phẩm chất:
- Tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng.
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
- Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV: Chiếu 2 hình ảnh y/c HS quan sát, miêu tả hành động của Thánh Gióng trong hình ảnh đó → hoạt động cá nhân (1’)
- GV quan sát HS hoạt động → mời HS trả lời, chia sẻ
- HS: Hoạt động cá nhân (1’) → trả lời, chia sẻ
(+ Hình ảnh 1: TG cầm gậy tre đánh giặc Ân
+ Hình ảnh 2: TG cưỡi ngựa sắt về trời...).
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
Trong trường ca Theo chân Bác, nhà thơ Tố Hữu viết:
Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!....
Ngay từ buổi đầu dựng nước Văn Lang, nhân dân ta đã phải chống trả giặc ngoại xâm (giặc Ân, giặc mũi đỏ …) để giữ yên bờ cõi. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về truyền thuyết Thánh Gióng để hiểu hơn về người anh hùng Thánh Gióng và một thời kì lịch sử của dân tộc...
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. - HS chia sẻ ý kiến cá nhân: ? Nhân vật chính là ai? ? Truyện có những sự việc chính nào? Em hãy kể tóm tắt lại câu chuyện dựa trên các sự việc chính đó? ? Giải thích nghĩa của từ “ tàn quân, núi Ninh Sóc, huyện Gia Bình, làng Cháy”? ? Văn bản thuộc thể loại truyện gì trong VHDG? (Thế nào là truyền thuyết; nêu một số yếu tố của truyền thuyết) ? Truyện sử dụng ngôi kể nào? ? Văn bản chia làm mấy phần? ? Nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản - HS chia sẻ ý kiến cá nhân (theo phần chuẩn bị ở nhà) GV: - GV nêu câu hỏi, bổ sung (nếu cần: Đọc diễn cảm, chú ý chi tiết kì lạ cần nhấn mạnh. Cách đọc và giọng điệu của mỗi đoạn: + Đoạn TG ra đời: Giọng ngạc nhiên, hồi hộp + Lời Gióng trả lời sứ giả: Giọng đĩnh đạc, trang nghiêm + Đoạn cả làng nuôi Gióng: Giọng háo hức, phấn khởi + Gióng đánh giặc: Giọng khẩn trương mạnh mẽ, nhanh mạnh, gấp + Gióng về trời: Giọng chậm, nhẹ, thanh thản, xa vời huyền thoại) - Đọc đoạn Gióng ra đời. - Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. HS: 1, 2 kể → nhận xét B3: Báo cáo, thảo luận HS trả lời câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức. |
1. Đọc - tóm tắt và giải thích từ khó a) Đọc - kể tóm tắt - Nhận vật chính: Thánh Gióng - Sự việc chính: (1) Sự ra đời kì lạ (2)Tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc (3) Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt (4) Gióng vươn vải trở thành tráng sĩ (5) Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc (6) Gióng bay về trời b) Giải thích từ khó/SGK 2. Tìm hiểu chung về văn bản a. Thể loại - Truyền thuyết; một số yếu tố của truyền thuyết/ SGK/Trang 5. - Truyền thuyết Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương thời kì giữ nước. - Sử dụng ngôi kể thứ 3. b. Bố cục (4 phần) - Phần 1: Từ đầu đến “…đặt đâu nằm đấy” (Sự ra đời của Thánh Gióng) - Phần 2: Tiếp đến“…cứu nước”(Sự lớn lên của Thánh Gióng) - Phần 3: Tiếp đến“...bay lên trời” (Thánh Gióng đánh giặc và về trời) - Phần 4: Còn lại (các dấu tích còn lại |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
- Tìm được những chi tiết về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu truyện; Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
- Hiểu được, phân tích, cảm nhận được ý nghĩa chi tiết về sự lớn lên của Thánh Gióng.
- Hiểu được, phân tích, cảm nhận được ý nghĩa chi tiết về việc Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời.
- Tìm được những chi tiết về những dấu tích còn lại và hiểu được ý nghĩa.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Nêu câu hỏi và giao nhiệm vụ: (CH 1, 2/SGK/Trang 9) ? Nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu truyện? ? Thánh Gióng đã ra đời kì lạ như thế nào? ? Sự ra đời kì lạ đó báo hiệu hiệu điều gì? - Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ: B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết) - Làm việc nhóm cặp 3’ (trao đổi, chia sẻ và thống nhất nội dung trả lời). - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diệnlên báo cáo sản phẩm của nhóm mình. - Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau. Nhiệm vụ 2: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm. - Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ: ? Từ những chi tiết sau: + Tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc + Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt + Bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng ? Chỉ ra ý nghĩa và nhận xét về nghệ thuật xây dựng các chi tiết đó? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - 2 phút làm việc cá nhân - 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập. GV: Dự kiến KK: câu hỏi số 2 - Tháo gỡ KK ở câu hỏi (2) bằng cách gợi dẫn . B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau. Nhiệm vụ 3: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm. - Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ: ? Từ những chi tiết sau: + Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ + Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc + Giặc tan, Gióng cởi bỏ giáp sắt rồi bay về trời ? Chỉ ra ý nghĩa và nhận xét về nghệ thuật xây dựng các chi tiết đó? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - 2 phút làm việc cá nhân - 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập. GV: Dự kiến KK: Câu hỏi số 2 - Tháo gỡ KK ở câu hỏi (2) bằng cách đặt câu hỏi phụ gợi dẫn (nhận xét về nghệ thuật xây dựng các chi tiết đó?). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau. Nhiệm vụ 4: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Hoạt động chung cả lớp - Nêu câu hỏi và giao nhiệm vụ: (CH 6/SGK/Trang 9) ? Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Làm việc cá nhân GV: Dự kiến KK: - Tháo gỡ KK ở câu hỏi (2) bằng cách gợi ý (Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó?) B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày, chia sẻ. - Hướng dẫn HS chia sẻ ý kiến cá nhân (nếu cần). HS B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của HS. - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau. Nhiệm vụ 5: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp theo bàn - Giao nhiệm vụ nhóm: ? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? ? Chủ đề? Nội dung chính của văn bản? ? Ý nghĩa của văn bản. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy. - Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và thống nhất câu trả lời). GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS: - Đại diện lên báo cáo, chia sẻ kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Chuyển dẫn sang đề mục sau. |
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Sự ra đời của Gióng - Thời gian: Đời Hùng Vương thứ 6. - Địa điểm: Tại làng Gióng. + bà mẹ ướm vết chân lạ, về thụ thai. + mười hai tháng sau sinh một cậu bé .... + lên ba vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. → Sự ra đời kì lạ, báo hiệu một con người phi thường * Chi tiết: Tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc: → Ca ngợi lòng yêu nước tiềm ẩn... + Nguyện vọng, ý thức tự nguyện đánh giặc cứu nước, yêu nước tạo khả năng kì lạ. + Sức mạnh tự cường và niềm tin chiến thắng. * Chi tiết: Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt: → Vũ khí hiện đại. * Chi tiết: Bà con góp gạo nuôi Gióng: → Tinh thần đoàn kết cộng đồng. Đánh giặc cứu nước là ý chí, sức mạnh toàn dân. 3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời * Chi tiết: Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ: → sự lớn dậy phi thường về thể lực của Gióng để đáp ứng yêu cầu cứu nước. * Chi tiết: Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: → Gióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí hiện đại (sắt) mà bằng cả vũ khí thô sơ, bằng cỏ cây, hoa lá của đất nước. * Chi tiết: Giặc tan, Gióng cởi bỏ giáp sắt rồi bay về trời: → Người anh hùng vô tư, trong sáng, không màng địa vị, công danh. - Sự ra đi phi thường là ước muốn bất tử hoá Thánh Gióng. 4. Những dấu tích còn lại - Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương + Bụi tre đằng ngà + Ao hồ liên tiếp + Làng Cháy → Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng đánh giặc cứu nước. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Chi tiết tưởng tượng kì ảo, khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường) 2. Nội dung – Ý nghĩa * Nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta. * Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?
A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác
B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa
C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử
D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo lien quan tới sự thật lịch sử
Đáp án: D → Truyện truyền thuyết thuộc thể loại truyện có yếu tố hoang đường, kỉ ảo dựa trên sự thật lịch sử
Câu 2. Chi tiết tưởng tượng kì ảo thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?
A. Đúng
Đáp án: A → Trí tưởng tượng chất phác của dân gian sáng tạo ra những chi tiết hoang đường, kì ảo
Câu 3. Truyền thuyết Thánh Gióng, không có sự thật lịch sử nào dưới đây?
A. Ở làng Gióng, đời Hùng Vương thứ sáu
B. Hiện nay vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng
C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi
D. Lúc bấy giờ, giặc Ân tới xâm phạm tới bờ cõi nước ta
Đáp án C → Đây là chi tiết hoang đường kì ảo, không có thật trong lịch sử
Câu 4. Truyện Thánh Gióng muốn giải thích hiện tượng nào?
A. Tre ngà có màu vàng óng
B. Có nhiều ao hồ để lại
C. Thánh Gióng bay về trời
D. Có làng mang tên làng Cháy
Đáp án D → Sau khi dẹp tan giặc, Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn, ngựa đi tới đâu phun lửa làm một khu rừng cháy, nay ngôi làng mang tên làng Cháy
Câu 5. Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?
A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân
C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước
Đáp án D. → Gióng là hình tượng đại diện cho sức mạnh đoàn kết dân tộc, ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Câu 6. Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?
A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
B. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
D. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy
Đáp án: C → Tinh thần đoàn kết dân tộc là gốc chiến thắng kẻ thù
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- Hs viết được đoạn văn kể chuyện bằng lời của nhân vật trong truyện.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
- Lời kể là lời của nhân vật.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Viết đoạn văn (từ 5 - 7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn
B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC