X

Giáo án Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 35 - Giáo án Ngữ văn lớp 6


Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 35 - Kết nối tri thức

Tải word giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 35

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Hiểu được nghĩa của từ ngữ. 

- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ trong các trường hợp cụ thể;

- Ôn tập, củng cố lại kiến thức về biện pháp tu từ đã học. 

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện và phân tích các biện pháp tu từ. 

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung:GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS nhắc lại kiến thức tiếng Việt trong buổi học trước và trả lời.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời;

- GV dẫn dắt vào bài học mới: 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nghĩa của từ 

a. Mục tiêu: 

- Hiểu được nghĩa của các từ dùng trong văn bản, đặc biệt là hiểu các sắc thái ý nghĩa của từ ngữ (động từ, cụm động từ) trong việc thể hiện các thông điệp trong văn bản hay biểu đạt ý của người dùng.

- Học sinh củng cố kiến thức và thực hành sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập

- Thảo luận theo bàn & Gv giao nhiệm vụ:

? Em hiểu gì về nghĩa các từ được in đậm trong bài tập 1/41? 

? Hãy kẻ bảng theo mẫu sau để hoàn thành bài tập 1?

Từ ngữ

Ý nghĩa

Từ thay thế

(xanh) mơn mởn



 lúc lỉu



ròng rã



vợi hẳn



? Qua các bài tập em thấy để tìm được từ thay thế trong văn bản ta làm thế nào?

Phải hiểu được nghĩa của từ đó trong văn bản (dựa vào vốn hiểu biết từ, từ điểm, phân tích từ và nhất là phải đặt từ đó trong hoàn cảnh để hiểu) rồi từ mới tìm một từ có ý nghĩa và sắc thái tương đồng.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Thảo luận và trình bày ý kiến sau thảo luận

- Kẻ bảng và hoàn thiện bảng.

GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình.

- Chuyển dẫn sang bài 2.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc bài tập 2 và bài tập 3 xác định yêu cầu của bài tập

- GV phát phiếu học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập bằng kĩ thật mảnh ghép

Gv yêu cầu chia lớp thành 4 nhóm

Nhóm 1,2,3,4 và giao nhiệm vụ

- Vòng chuyên gia: (3’)

+ Nhóm 1  làm     ý 1 tìm từ ngữ, đặc điểm của tính cách nhân vật khi thấy chim đến ăn khế theo mẫu phiếu học tập.

+ Nhóm 3 làm  ý 2 tìm từ ngữ, đặc điểm của tính cách nhân vật khi chuẩn bị theo chim ra đảo theo mẫu phiếu học tập.

+ Nhóm 4 làm  ý 3 tìm từ ngữ, đặc điểm của tính cách nhân vật khi lên lưng chim theo mẫu phiếu học tập.

+ Nhóm 4 làm  ý 4 tìm từ ngữ, đặc điểm của tính cách nhân vật khi lấy vàng bạc trên đảo theo mẫu phiếu học tập.

- Vòng mảnh ghép (Các nhóm tạo ra 4 nhóm mới) GV giao nhiệm vụ:

+ Trao đổi nội dung đã thảo luận ở vòng trước

+ Thông qua các từ ngữ em hiểu gì về tính cách của vợ chồng người em, người anh và thái độ của nguời kể qua hai bài tập trên?

Gv có thể gợi ý cho học sinh tra cứu, suy nghĩa và giải thích những động từ cụm động từ nhất là những cụm động từ khó như tót, cuống quýt, mê mẫn tinh thần, nghe lời chim...để suy ra đặc điểm về hành động tính cách của nhân vật và thái độ của người kể truyện đối với nhân vật đó.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Thảo luận và trình bày ý kiến sau thảo luận

- Kẻ bảng và hoàn thiện bảng.

GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

- GV Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình.

Sắc thái ý nghĩa của từ ngữ có ý nghĩa quan trọng việc thể hiện các thông điệp trong văn bản hay biểu đạt ý của người dùng

- Chuyển dẫn sang nội dung 2.

I. Nghĩa của từ





Bài tập 1/41

Từ ngữ

Ý nghĩa

Từ thay thế

(xanh) mơn mởn

xanh non và tươi tốt.

Non tươi

 lúc lỉu


(trạng thái) nhiều quả trên khắp các cành

Trĩu trịt

ròng rã

(thời gian) kéo dài liên tục

Đằng đẵng

vợi hẳn

Giảm đi (bớt đi) đáng kể

Ít hẳn , bớt hẳn, giảm hẳn























Bài tập 2,3/41,42



Sự kiện

Vợ chồng 

người em

Vợ chồng

 người anh

Động từ

Cụm động từ

Đặc điểm

Động từ

Cụm động từ

Đặc điểm





Khi thấy chim đến ăn khế 

đợi (cho chim ăn xong), đứng đợi (chim ăn)


Từ tốn, cẩn thận

 ăn và chờ (ngày chim đến), hớt hải chạy, tru tréo


Tham lam, nôn nóng, tính toán

Chuẩn bị theo chim ra đảo

may một túi

(theo đúng lời chim)

Từ tốn, biết điểm dừng

Cuống quýt bàn cãi 

(về việc may túi, định may nhiều túi)

Tham lam, nôn nóng

Lên lưng chim ra đảo

trèo lên lưng

Ôn tồn, bình tĩnh

(chồng) tót lên, (vợ) vái lấy vái để

vội vàng, sỗ sàng, thô lỗ

Lấy vàng bạc trên đảo

Không dám vào, chỉ dám nhặt ít

Cẩn trọng, từ tốn, không tham lam

hoa mắt vì của quý, mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, lấy thêm, cố nhặt, lê mãi

Tham lam vô độ, mất hết lí trí


Hoạt động 2: Tìm hiểu về biện pháp tu từ 

a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp điệp ngữ

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu của từng bài tập 4, 5/42

- GV chuyển giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân sau đó trao đổi với bạn bên cạnh (thảo luận theo từng cặp)

? Em có nhận xét gì về điểm nổi bật của từ ngữ trong hai câu trên? Việc dùng từ ngữ một cách đặc biệt như có tác dụng gì?

? Đặt một câu có sử dụng biện pháp tu từ như bài tập 4?

GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả 

- Thảo luận với bạn về kết quả làm được

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

II. BIỆN PHÁP TU TỪ

Bài tập 3/42 

a)  ăn mãi, ăn mãi 

- Biện pháp tu từ: điệp từ.

- Tác dụng: nhấn mạnh hành động “ăn”, “ăn mãi, ăn mãi” là ăn rất lâu, rất nhiều những không bao giờ hết bên cạnh đó biện pháp còn góp phần nhấn mạnh sự thần kì và ý nghĩa tượng trưng của niêu cơm thần.

b)  bay mãi, bay mãi; hết...đến.., hết...đến..

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ.

- Tác dụng: nhấn mạnh hành động “bay”, “ bay mãi, bay mãi” là bay rất lâu rất xa; ý “rất xa” còn được nhấn mạnh thêm ở điệp ngữ “hết ...đến ..., hết ... đến ...”  thể hiện sự bao la, rộng lớn với những nơi mà chim thần bay qua. 

Bài 5

- Câu do HS đặt (câu đúng, nếu sai → GV giúp HS sửa lại).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập 

 d) Tổ chức thực hiện:

Bài tập 1: 

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho HS làm bài trắc nghiệm.

Đọc lại văn bản Cây khế trong SGK (tr. 32 - 34) và chọn phương án trà lời đúng cho các câu hỏi:

1. Trong việc chia gia tài, người anh đã tỏ ra:

a. Thương em.                                            

b. Công bằng.

c. Tham lam và ích kỉ.                                 

d. Độc ác.

2. Qua việc may túi theo lời chim dặn và được chim đưa đi lấy vàng ở đảo xa, người em đã thể hiện:

a. Là một người dại dột.                              

b. Là một người có khao khát giàu sang

c. Là một người ham được đi đây đi đó.       

d. Là một người trung thực

3. Việc người anh bị rơi xuống biển cùng bao nhiêu vàng bạc châu báu lấy được là kết quả tất yếu của:

a. Sự tham lam.                                          

b. Thời tiết không thuận lợi.

c. Sự trả thù của chim.                                

d. Quãng đường chim phải bay xa xôi quá

4. Dòng đúng với ý nghĩa có thể rút ra từ truyện "Cây khế" là:

a. Tham một miếng, tiếng cả đời.                

b. Tham một bát bỏ cả mâm

c. Tham thì thâm.                                       

d. Tham vàng bỏ ngãi

5. Từ nghe trong câu "Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gang" có nghĩa là:

a. Thu nhận bằng tai những lời chim nói.     

b. Làm đúng theo lời chim.

c. Chấp nhận điều chim nói.                        

d. Tán thành điều chim nói.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS khoanh đáp án đúng.

B3: Báo cáo, thảo luận: 

- Yêu cầu HS đổi bài cho nhau và chấm chéo.

- GV trình chiếu đáp án đúng.

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).


- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm,


Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác: