Giáo án bài Thạch Sanh - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án bài Thạch Sanh - Kết nối tri thức
Tải word giáo án bài Thạch Sanh
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: HS học được kiến thức về:
- Một số đặc điểm của truyện cổ tích: chi tiết kì ảo, ước mơ và niềm tin của nhân dân được thể hiện qua truyện cổ tích; nhân vật Thạch Sanh, Lý Thông; chủ đề, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh.
- Nghĩa của từ ngữ trong văn bản (suy đoán, tra từ điển; đặc biệt là cách suy đoán).
2. Về năng lực:
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại của truyện cổ tích: các kiểu nhân vật; các yếu tố kì ảo như con vật kì ảo, đồ vật kì ảo; lời kể chuyện,...
- Nhận xét, đánh giá về bài học đạo đức và ước mơ cuộc sống mà tác giả dân gian gửi gắm.
- Hiểu và vận dụng được cách nhận biết nghĩa của từ ngữ trong văn bản (suy đoán, tra từ điển; đặc biệt là cách suy đoán).
- Hiểu được mối quan hệ giữa một số thành ngữ và các câu chuyện kể.
- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về truyện Thạch Sanh và nghĩa của từ để thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn.
3. Về phẩm chất:
Tình yêu thương con người, lòng nhân hậu, tinh thần nghĩa hiệp, dũng cảm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh, video về truyện “Thạch Sanh”
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A4, giấy note hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
2. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Quan sát các bức tranh sau, lựa chọn nhận xét phù hợp với từng bức tranh và giới thiệu vài nét về một nhân vật trong tranh mà em biết.
Tranh 1:
Tranh 2:
Tranh 3:
1. Người tráng sĩ đời thường.
2. Người anh hùng chiến trận.
3. Người anh hùng chiến thắng thiên nhiên.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Giúp HS biết được kiểu nhân vật, ngôi kể, tóm tắt được những sự việc chính liên quan đến nhân vật Thạch Sanh.
b. Nội dung:
- HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi
c. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. - Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ: ? Truyện kể về nhân vật nào? Nhân vật đó thuộc kiểu nhân vật nào? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó? ? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai? ? Nhìn tranh và xác định các sự việc chính liên quan đến nhân vật Thạch Sanh, sau đó tóm tắt truyện bằng một đoạn văn từ 5-7 câu. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản, tìm hiểu một số từ khó. - Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: - Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: - Nhận xét cách đọc của HS. - Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . |
I. Đọc, tìm hiểu chú thích * Tìm hiểu chung: - Kiểu nhân vật: dũng sĩ có tài năng kì lạ. - Ngôi kể: thứ ba. - Tóm tắt: Thạch Sanh vốn là thái tử, được Ngọc hoàng phái xuống làm con của vợ chồng người nông dân nghèo. Cha mẹ mất sớm, chàng sống lủi thủi dưới gốc cây đa. Bị Lí Thông lợi dụng, chàng đã dũng cảm diệt chằn tinh, rồi diệt đại bàng cứu công chúa nhưng rồi đều bị Lí Thông cướp công. Hồn chằn tinh và hồn đại bàng vu oan, Thạch Sanh bị vào ngục. Nhờ cứu con vua Thủy Tề trước đó, chàng có cây đàn đem ra gảy, được giải oan, Lí thông bị trừng trị. Thạch Sanh cưới công chúa và được nối ngôi vua. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Vòng trạm: - Chia lớp ra làm 6 nhóm: - Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số ở mỗi nhóm - Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ: + Nhóm 1,3: (1) Xuất thân của nhân vật Thạch Sanh như thế nào? Hãy chỉ ra sự bình thường và sự kì lạ trong nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh. Mục đích của các tác giả dân gian khi xây dựng nhân vật có nguồn gốc xuất thân như vậy? (2) Em hãy kể tên những truyện dân gian có nhân vật ra đời kỳ lạ đã lập được chiến công ! + Nhóm 2,5: Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền từ ngữ phù hợp vào chỗ trống.
+ Nhóm 3,6: (3) Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy? * Vòng mảnh ghép. B2: Thực hiện nhiệm vụ: * Vòng trạm (3 phút) HS: Thảo luận nhóm và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm). GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). * Vòng mảnh ghép (9 phút) HS: 1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng trạm. 2. Mỗi chuyên gia ở vòng trạm sẽ có 2 phút để trình bày vấn đề của mình cho nhóm mới. 3. Các thành viên trong nhóm mới sẽ ghi kết quả vào phiếu học tập. GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận: GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2 |
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Xuất thân, ý nghĩa các chi tiết kì ảo: a. Xuất thân: - Chàng trai nhà nghèo, sống trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hằng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn. - Sống lủi thủi một mình (mồ côi, không người thân thích). => Cất lên tiếng nói ước mơ đổi thay số phận. b. Ý nghĩa các chi tiết kì ảo:
|
||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm. - Yêu cầu HS thực hiện kỹ thuật lẩu băng chuyền. - Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ: (1) Liệt kê vắn tắt các chi tiết (tiêu biểu) miêu tả hành động của:
(2) Từ kết quả của bài tập 2, hãy điền vào bảng so sánh và nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật:
(3) Nhận xét về cách sắp xếp các sự việc trong truyện. Kết thúc truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của các tác giả dân gian về triết lí nào được thể hiện trong truyện cổ tích? (4) Em hãy rút ra bài học cho bản thân từ hai nhân vật? - HS làm việc cá nhân: Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã...”. Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - 4 phút làm việc cá nhân - 8 phút thảo luận cặp đôi theo kỹ thuật lẩu băng chuyền và hoàn thành phiếu học tập. GV: theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Gọi ngẫu nhiên HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Các HS khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm đôi. - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. |
2. Đặc điểm của hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông
|
||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Yêu cầu HS làm việc cá nhân trên phiếu học tập số 3 (bài tập điền khuyết): 1. Nghệ thuật: - Sắp xếp các tình tiết ………….: công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong hang sâu, công chúa bị câm khi nghe tiếng đàn Thạch Sanh bỗng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng rồi nên vợ nên chồng. - Sử dụng những chi tiết …………. - …………… có hậu. 2. Ý nghĩa: Truyện thể hiện …………….. của nhân dân về sự chiến thắng của những con người ………………. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra phiếu học tập GV hướng theo dõi, quan sát, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS: Cá nhân HS trình bày. GV: Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các HS B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng HS - Chuyển dẫn sang đề mục sau. |
III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo: công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong hang sâu, công chúa bị câm khi nghe tiếng đàn Thạch Sanh bỗng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng rồi nên vợ nên chồng. - Sử dụng những chi tiết thần kì. - Kết thúc có hậu. 2. Ý nghĩa: Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tổ chức cuộc thi kể chuyện.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
- Viết được đoạn văn về một nhân vật dũng sĩ trong đời thường.
- Sử dụng ngôi kể thứ ba.
- Lời kể là lời của học sinh.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một nhân vật dũng sĩ mà các em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC