Giáo án bài Đọc mở rộng trang 83 - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án bài Đọc mở rộng trang 83 - Kết nối tri thức
Tải word giáo án bài Đọc mở rộng trang 83
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ Yêu cầu cần đạt
- HS trình bày, trao đổi kết quả đọc mở rộng ngay tại lớp. HS biết vận dụng hiểu biết, trải nghiệm, kỹ năng được học trong bài 1. Tôi và các bạn, bài 2. Gõ cửa trái tim, và bài 3. Yêu thương và chia sẻ để tự đọc VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB vừa học;
- HS nêu được nội dung cơ bản của VB vừa đọc; trình bày được một số yếu tố của truyện (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật), phân tích được một số đặc điểm của nhân vật; nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả, v.v...
2. Năng lực
- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…
3. Phẩm chất
- Những phẩm chất được gợi ra từ nội dung của VB đọc;
- Ý thức tự giác, tích cực của HS.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV gợi dẫn và đặt câu hỏi:
+ Trong các bài học vừa qua, chúng ta đã được thầy/cô hướng dẫn đọc 1 VB cụ thể. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tự chọn ra các VB đã được yêu cầu để tiến hành đọc mở rộng.
+ Các em đã lựa chọn ra những VB nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi;
- GV nhận xét, đánh giá.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung cơ bản của VB vừa đọc; trình bày được một số yếu tố của truyện (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật), phân tích được một số đặc điểm của nhân vật; nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả, v.v...
b. Nội dung: HS sử dụng các VB có cùng đặc điểm thể loại (truyện, thơ) và cùng chủ đề với các VB đã học trong những bài: bài 1. Tôi và các bạn, bài 2. Gõ cửa Trái tim, bài 3. Yêu thương và chia sẻ, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu: Mỗi nhóm chọn một VB có cùng đặc điểm thể loại (truyện, thơ) và cùng chủ đề với các VB đã học trong những bài trước, tiến hành đọc và trình bày nội dung và nghệ thuật của VB. - GV gợi ý: + Để hoàn thành tốt tiết học hôm nay, các em hãy đọc lại phần Tri thức ngữ văn trong các bài học trước để nắm vững về thể loại, cũng như cách phân tích các đặc điểm nghệ thuật; + Người kể chuyện trong VB là ai? + Cốt truyện? (Nêu các sự kiện chính trong câu chuyện) + Nhân vật (Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật trong truyện gồm những ai?) + Đối với VB truyện: Tìm lời người kể chuyện và lời nhân vật (Cho biết đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật) + Đối với VB thơ: tìm và nêu cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
1. Tìm đọc một số truyện về đề tài tình bạn hay lòng nhân ái, khoan dung. - Ví dụ: “Người ăn xin” (Tuốc-ghê-nhép), “Lưu Bình – Dương Lễ”, “Sự tích hoa mào gà”, … - Khi đọc cần chú ý: + Người kể chuyện + Cốt truyện + Nhân vật + Lời người kể chuyện + Lời nhân vật 2. Tìm đọc một số bài thơ viết về tình cảm gia đình. - Ví dụ: “Quạt cho bà ngủ” (Thạch Quý), “Mẹ vắng nhà ngày bão” (Đặng Hiền), … - Chú ý cách sử dụng: + Thể thơ + Từ ngữ + Hình ảnh + Biện pháp tu từ 3. Trao đổi về những điều em thấy thú vị trong những tác phẩm truyện, thơ đã học 4. Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ em yêu thích. |
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung; - Hấp dẫn, sinh động; - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học; - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học. |
- Báo cáo thực hiện công việc; - Phiếu học tập; - Hệ thống câu hỏi và bài tập; - Trao đổi, thảo luận. |