Giáo án bài Trái Đất - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án bài Trái Đất - Kết nối tri thức
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Biết được thái độ của nhà thơ với những kẻ đang hủy hoại Trái đất và thái độ của nhà thơ với Trái đất.
- Học sinh xây dựng ý thức trách nhiệm với cuộc đời, với Trái đất – ngôi nhà chung của tất cả chúng ta
2. Về năng lực:
- Phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản văn học và văn bản thông tin.
- Nhận biết được nét đặc sắc của kiểu đối thoại trữ tình trong bài thơ.
- Học sinh xây dựng ý thức trách nhiệm với cuộc đời, với Trái đất – ngôi nhà chung của tất cả chúng ta
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: Tình yêu thương giữa con người với con người, sự giúp đỡ lẫn nhau…để bảo vệ Trái đất, bảo vệ môi trường sống.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về nhà thơ và Trái đất.
- Giấy A4 để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
+ Phiếu số 1:
Những cách hành xử đối với Trái đất |
Điểm chung |
|
|
=> Thái độ của tác giả: | |
Nhận ra thái độ ấy vì: |
+ Phiếu học tập số 2
- Nhà thơ đã hình dung trái đất , đã xưng hô: |
- Nhìn/nghĩ về Trái đất nhà thơ đã thấy: - Hình ảnh “máu”, “nước mắt” thường được dùng với ngụ ý: |
- Chuyển ngôn ngữ hình ảnh của nhà thơ thành ngôn ngữ thông tin mang tính chất trực tiếp và đơn giản: |
=> Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất: |
+ Phiếu học tập số 3
- Ưu thế của văn bản thông tin khi thể hiện chủ đề này là: - Ưu thế của văn bản văn học khi thể hiện chủ đề này là: - Để bày tỏ bằng VB quan niệm của mình về vấn đề bảo vệ Trái đất, em chọn hình thức biểu đạt (thể loại): |
+ Phiếu học tập số 4
Nghệ thuật |
|
Nội dung |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
2. Nội dung: - Xem video: Giật mình con người hủy hoại Trái đất
- GV hỏi, HS trả lời.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Cảm nhận của em sau khi xem video?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về tác giả Ra - xun Gam - da - tốp và tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Ra - xun Gam- da -tốp? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin. HS quan sát SGK. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Ra -xun Gam- da -tốp (1923 – 2003) - Người dân tộc A-va, nước cộng hòa Đa -ghe-xtan thuộc Liên bang Nga. - Thơ ông tràn đầy tình yêu thương đối với quê hương, con người, sự sống và luôn hướng tới việc xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc. - Các tác phẩm chính: Năm tôi sinh, Mùa xuân Đa-ghe-xtan, Trái tim tôi trên núi, Những ngôi sao xa, Đa-ghe-xtan của tôi… |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Với văn bản này chúng ta nên đọc như thế nào? - Hướng dẫn cách đọc, GV đọc mẫu & yêu cầu 2 HS đọc. - Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ: ? Em hãy cho biết xuất xứ của bài thơ? ? Em hãy nhắc lại khái niệm văn bản thông tin? ? Em hãy tóm tắt thông tin có trong văn bản? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc to, lưu loát, giọng có phẫn nộ, thương xót, dịu dàng - Đọc văn bản - Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: - Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: - Nhận xét cách đọc của HS. - Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . |
2. Tác phẩm a) Đọc và tìm hiểu chú thích - HS đọc đúng. b) Tìm hiểu chung - Viết năm 1967 bằng tiếng Avar. Bản dịch ra tiếng Việt của Minh Tâm được thực hiện dựa trên bản dịch Tiếng Nga của Na-um Grep-nhi - ốp. - Thông tin có trong bài thơ Trái đất: truyền dạt thông tin: Hãy bảo vệ Trái đất. - Văn bản chia làm 2 phần + P1 (khổ 1): Thái độ của nhà thơ với những kẻ đang hủy hoại Trái đất. + P2 (khổ 2): Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của VB.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm. - Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ: 1. Những cách hành xử nào đối với Trái đất được nhắc tới trong khổ thơ? 2. Chúng có điểm chung gì với nhau? 3. Thái độ của tác giả đối với chúng là gì? 4. Vì sao em có thể nhận ra thái độ ấy? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - 2 phút làm việc cá nhân - 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập. GV: Dự kiến khó khăn: câu hỏi số 3 - Tháo gỡ khó khăn ở câu hỏi (3) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Thái độ đó được biểu hiện qua từ ngữ nào?). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2 |
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Thái độ của nhà thơ với bọn hủy hoại Trái đất
|
||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm. - Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ: 1. Nhà thơ đã hình dung trái đất , đã xưng hô ra sao và làm gì? 2. Nhìn/nghĩ về Trái đất nhà thơ đã thấy những gì? Trong văn học, thậm chí trong đời sống các hình ảnh “máu”, “nước mắt” thường được dùng với ngụ ý gì? 3. Hãy chuyển ngôn ngữ hình ảnh của nhà thơ thành ngôn ngữ thông tin mang tính chất trực tiếp và đơn giản? 4.Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - 3 phút làm việc cá nhân - 5 phút thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. GV: Dự kiến KK: câu hỏi số 3 - Tháo gỡ KK ở câu hỏi (3) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Ngôn ngữ hình ảnh trong bài thơ là gì? ). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. |
2. Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất
|
||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Phát phiếu học tập số 3 & đặt câu hỏi: ? Theo em, ưu thế riêng của mỗi loại VB (thông tin, văn học) khi thể hiện chủ đề này là gì? ? Nếu phải bày tỏ bằng VB quan niệm của mình về vấn đề bảo vệ Trái đất, em muốn chọn hình thức biểu đạt (thể loại) nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS tìm câu trả lời. HS: - Suy nghĩ cá nhân. - Hoàn thiện phiếu học tập. B3: Báo cáo, thảo luận GV: Hướng dẫn HS HS : - Trả lời câu hỏi của GV. - Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức. |
|||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Tổ chức trò chơi: thử làm phóng viên - Cách chơi như sau: Một vài học sinh trong lớp thay phiên nhau đóng vai phóng viên Đài truyền hình, đài phát thanh, hoặc Báo thiếu niên tiền phong…và phỏng vấn các bạn theo các câu hỏi ( câu hỏi có thể các em tự nghĩ ra hoặc GV gợi ý trước cho các em): B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Tiến hành chơi trò chơi GV: Hướng theo dõi, quan sát HS hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS bày tỏ suy nghĩ cá nhân. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả của hoạt động. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau. |
|||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp theo bàn - Phát phiếu học tập số 4 - Giao nhiệm vụ nhóm: ? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? ? Nội dung chính của văn bản “Trái đất”? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy. - Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập). GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS: - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Chuyển dẫn sang đề mục sau. |
III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Thể thơ tự do, các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, ẩn dụ.. 2. Nội dung - Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái đất, đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái đất. |
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) nói về sự độc đáo, hấp dẫn của bài thơ ”Trái đất”
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC