X

Giáo án Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức

Giáo án bài Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật - Giáo án Ngữ văn lớp 6


Giáo án bài Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật - Kết nối tri thức

Tải word giáo án bài Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức

- Ngôi kể và người kể chuyện

- Truyện cổ tích đã học, đã đọc

2. Về năng lực 

- Biết đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích

- Nói (kể) được về một câu chuyện cổ tích

- Biết cách nói và nghe phù hợp với đặc trưng của kiểu bài nhập vai kể lại một câu chuyện cổ tích 

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ đọc, tìm hiểu truyện cổ tích dân gian

- Trân trọng và có trách nhiệm lưu truyền giá trị của truyện cổ tích đối với đời sống con người

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói.

- Phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học

b) Nội dung:

-  GV đạt câu hỏi, HS lắng nghe câu hỏi của GV  

HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: 

- HS xác định được nội dung của tiết học là đóng vai nhân vật trong truyện kể lại một câu chuyện cổ tích được học, được đọc.

d) Tổ chức thực hiện: 

B1: Chuyển giao nhiệm vụGV đặt câu hỏi và giao nhiệm vụ cho HS:

? Kể tên một số truyện cổ tích mà em được học và đã đọc? 

? Em hiểu “đóng vai” có nghĩa là gì?

? Khi đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện thì em xưng như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ cá nhân

- GV chấn chỉnh những HS chưa chú ý ( nếu có)

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Mục đích nói của bài nói là gì? 

? Những người nghe là ai?

? Em sẽ nói về nội dung gì? Hãy đánh dấu vào những từ ngữ, những câu quan trọng

? Để có một bài nói tốt em cần luyện tập ở nhà như thế nào và cần lưu ý những điều gì?

GV chia nhóm đôi thực hành nói 

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ câu hỏi của GV.

- HS thực hiện tập nói

- Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi.

- Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ.

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục b.

I. Trước khi nói 

1. Chuẩn bị nội dung nói

- Xác định mục đích nói và người nghe (SGK).

- Đọc lại ( nhiều lần) bài viết. Đánh dấu những nội dung quan trọng của bài viết mà khi trình bày không thể bỏ qua.

2. Tập luyện 

- Nói một mình trước gương, nói cho người thân nghe

- Tập nói trước nhóm/tổ.


Hoạt động 2: Trình bày bài nói

a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS nói theo dàn ý của HĐ viết

- Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại dàn ý của HĐ viết

- GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS nói trước lớp

- GV hướng dẫn HS nói 

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.

II. Trình bày bài nói 

- Yêu cầu nói:

+ Nói đúng mục đích, yêu cầu (đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích). Biết lựa chọn những sự việc, chi tiết tiêu biểu. 

+ Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí.

Kể to, rõ ràng, truyền cảm. Giọng kể linh hoạt phù hợp.

+ Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ cơ thể để câu chuyện được kể sinh động, hấp dẫn.

Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói

a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí.

- GV thực hiện chia nhóm, yêu cầu các nhóm đánh giá bài nói theo tiêu chí:

GV có thể hỏi HS:

? Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn? Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì trong bài nói đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí.

HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy.

B3: Thảo luận, báo cáo

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau.

III. Sau khi nói 

- Nhận xét dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Kết quả bài nói của HS

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Đóng vai nhân vật người em trai trong truyện Cây khế kể lại sự việc vợ chồng họ đã được con chim lạ giúp đỡ trở nên giàu có.

GV yêu cầu HS lập ý ra vở nội dung cần trình bày  

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm

- GV chiếu phiếu học tập  và phát phiếu học tập cho các nhóm. 

- HS đọc, tìm hiểu và hoàn thành những nội dung trong phiếu học tập

- GV hướng dẫn HS: liệt kê các sự việc, nhắc lại cách đóng vai nhân vật (xưng “tôi”)

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày dàn ý thảo luận trong phiếu học tập trước lớp

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho dàn ý của nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài nói của HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đóng vai nhân vật người em trai trong truyện Cây khế kể lại trước lớp sự việc vợ chồng họ đã được con chim lạ giúp đỡ trở nên giàu có.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em các yêu cầu trước khi nói

- HS nghe và xác định yêu cầu nhiệm vụ

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện trước lớp

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).


- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC

* Phần đọc – hiểu văn bản “Thạch Sanh”:

Phiếu học tập số 1:

(1) Xuất thân của nhân vật Thạch Sanh như thế nào? Hãy chỉ ra sự bình thường và sự kì lạ trong nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh. Mục đích của các tác giả dân gian khi xây dựng nhân vật có nguồn gốc xuất thân như vậy?

(2) Em hãy kể tên những truyện dân gian có nhân vật ra đời kỳ lạ đã lập được chiến công!

(3) Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền từ ngữ phù hợp vào chỗ trống.  

Con vật kì ảo:

………………………………………

Đặc điểm/ ý nghĩa:

………………………………………

Đồ vật kì ảo:

………………………………………

Đặc điểm/ ý nghĩa:

………………………………………

(4) Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?

Phiếu học tập số 2:

(1) Liệt kê vắn tắt các chi tiết (tiêu biểu) miêu tả hành động của:

Thạch Sanh

Lý Thông

………………….

…………………………

(2) Từ kết quả của bài tập 2, hãy điền vào bảng so sánh và nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật:

Thạch Sanh

Lý Thông

………………….

…………………………

(3) Nhận xét về cách sắp xếp các sự việc trong truyện. Kết thúc truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của các tác giả dân gian về triết lí nào được thể hiện trong truyện cổ tích?

(4) Em hãy rút ra bài học cho bản thân từ hai nhân vật?

Phiếu học tập số 3:

1. Nghệ thuật:

- Sắp xếp các tình tiết ………….: công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong hang sâu, công chúa bị câm khi nghe tiếng đàn Thạch Sanh bỗng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng rồi nên vợ nên chồng.

- Sử dụng những chi tiết ………….

- …………… có hậu.

2. Ý nghĩa:

Truyện thể hiện …………….. của nhân dân về sự chiến thắng của những con người ………

* Phần thực hành tiếng Việt:

Phiếu học tập số 1:


Stt

Yếu tố Hán Việt A

Nghĩa của yếu tố Hán Việt A

Từ Hán Việt (gia+A)

Nghĩa của từ Hán Việt (gia+A)

1

tiên


gia tiên


2

truyền


gia truyền


3

cảnh


gia cảnh


4

sản 


gia sản


5

súc


gia súc


Phiếu học tập số 2:

Đoạn trích

Từ ngữ

Nghĩa của từ ngữ

a. Thạch Sanh đã xả xác nó ra làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung tên bằng vàng.

hiện nguyên hình


b. Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới quăng ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

vu vạ


c. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra tất cả sự thật. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha thứ cho chúng về quê làm ăn.

rộng lượng


d. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lẻn thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa.

bủn rủn


Phiếu học tập số 3:

Stt

Từ ngữ

Nghĩa của từ ngữ

a

- khoẻ như voi:

- lân la:

- gạ:


b

Hí hửng: 


c

Khôi ngô tuấn tú:


d

- bất hạnh:

- buồn rười rượi:


* Phần đọc – hiểu văn bản “Cây khế”:

Giáo án bài Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

* Phiếu học tập Thực hành tiếng Việt: Bài tập 2, 3/42,43



Sự kiện

Vợ chồng 

người em

Vợ chồng

 người anh

Động từ

Cụm động từ

Đặc điểm

Động từ

Cụm động từ

Đặc điểm

Khi thấy chim đến ăn khế





Chuẩn bị theo chim ra đảo





Lên lưng chim ra đảo





Lấy vàng bạc trên đảo





* Văn bản “Vua chích chòe”:

+ Phiếu số 1: Tìm hiểu về đặc điểm các nhân vật

Nội dung

Công chúa

Vua chích chòe

Xuất thân



Ngoại hình



Lời nói, hành động



Kiểu nhân vật trong truyện cổ tích



+ Phiếu học tập số 2

Nghệ thuật



Nội dung



+ Phiếu học tập số 3

Văn bản

Đặc điểm của lời kể trong truyện cổ tích

1. Thạch sanh


2. Cây khế


3. Vua chích chòe


* Phần viết:

Giáo án bài Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

* Phần nói và nghe:

Phiếu học tập số 1:

PHIẾU TÌM Ý

Nhóm : ……

Nhiệm vụ: Đóng vai nhân vật người em trai trong truyện Cây khế kể lại sự việc vợ chồng họ đã được con chim lạ giúp đỡ trở nên giàu có.

Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái.

Người em kể về hoàn cảnh của  gia đinh mình trước khi bố mẹ mất như thế nào?

………………………………………………..

………………………………………………..

Sau khi bố mẹ mất thì hoàn cảnh của hai vợ chồng người em ra sao?

……………………………………………….


Hàng ngày vợ chồng người em hái khế đi bán thì điều gì khiến họ bất ngờ

……………………………………………….

Khi cây khế bị chim ăn gần hết, trước nỗi lo lắng của vợ chồng người em thì đã có sự việc gì xảy ra?

…………………………………………………

…………………………………………………

Sự việc đó đem lại kết quả gì cho họ?

…………………………………………………

…………………………………………………

Phiếu học tập số 2:

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề



2

Nhân vật



3

Cốt truyện



4

Lời kể



5

Yếu tố kì ảo



Phiếu học tập số 3:

STT

Các yếu tố 

Đặc điểm 

1

Chủ đề

Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm bài học đạo lý, cách sống lương thiện, hướng tới những điều tốt đẹp, tránh xa cái ác, cái xấu xa, thể hiện ước mơ , khát vọng,...của tác giả nhân dân

2

Nhân vật

Nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, em út, có hình dạng xấu xí,...), Nhân vật dũng sĩ và có tài năng kỳ lạ, Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, có tính cách như con người). Nhìn chung, nhân vật cổ tích chưa được cá thể hóa, tâm lý hóa

3

Cốt truyện

Mang tính chất tưởng tượng, "tính khác thường" của sự việc và hành động, được xây dựng theo một vài sơ đồ chung như: dũng sĩ giết quái vật cứu người đẹp, người xấu xí nhưng tốt bụng, tài giỏi,...

4

Lời kể

Thường bắt đầu với câu kể "ngày xửa ngày xưa' ở thời gian và không gian không xác định, kết thúc bằng câu "và rồi họ sống mãi mãi hạnh phúc về sau".

5

Yếu tố kỳ ảo

Yếu tố huyền ảo, thơ mộng, thế giới kỳ ảo thường xâm nhập lẫn nhau với thế giới trần tục. Thường gồm các con vật kỳ ảo, đồ vật kỳ ảo,....có tác dụng thể hiện mục đích của tác giả nhân dân trong việc truyền tải chủ đề của câu chuyện. 

2. Bảng kiểm:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm:……….

Tiêu chí

Mức độ

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1. Chọn được câu chuyện hay, có ý nghĩa

Chưa có chuyện để kể.

Có chuyện để kể nhưng chưa hay.

Câu chuyện hay và ấn tượng.

2. Đóng vai nhân vật kể lại nội dung câu chuyện hấp dẫn

Chưa biết đóng vai, kể lại nội dung sơ sài, chưa đầy đủ chi tiết để người nghe hiểu câu chuyện.

Biết đóng vai kể lại câu chuyện đầy đủ sự việc chi tiết chính để người nghe hiểu được nội dung câu chuyện.

Biết đóng vai  kể lại đầy đủ nội dung câu chuyện hấp dẫn và lôi cuốn.

3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm,giọng điệu lời nói phù hợp với từng nhân vật

Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng…

Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu, giọng kể chưa linh hoạt

Nói to, rõ ràng truyền cảm, lời kể hoạt với từng nhân vật trong truyện

4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện.

  Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.

5. Mở đầu và kết thúc hợp lí

Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói.

Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói.

Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một

 cách hấp dẫn.

TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm


Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).


- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.



PHIẾU GÓP Ý BÀI VIẾT

Họ và tên người góp ý: ....................................................................................

Họ và tên tác giả bài viết: ................................................................................


Nhiệm vụ: Hãy đọc bài viết của bạn và giúp bạn hoàn chỉnh bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

1. Bài viết có nhất quán về ngôi kể (ngôi thứ nhất) và đại từ xưng hô chưa?

...........................................................................................................................

........................................................................................................................

2. Người kể chuyện có đóng vai nhân vật kể lại chuyện không?

...........................................................................................................................

........................................................................................................................

3. Trong bài có thêm những sự tưởng tượng, sáng tạo nào?

...........................................................................................................................

........................................................................................................................

4. Những chi tiết sáng tạo có thoát li khỏi các sự việc chính của truyện không? 

...........................................................................................................................

........................................................................................................................

5. Có sắp xếp hợp lí các chi tiết và đảm bảo có sự kết nối giữa các phần không?

...........................................................................................................................

........................................................................................................................

6. Bài viết có bổ sung thêm các yếu tố miêu tả, thể hiện cảm xúc của nhân vật không?

...........................................................................................................................

........................................................................................................................

7. Bài viết mắc các lỗi chính tả và diễn đạt nào?

...........................................................................................................................

........................................................................................................................





Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác: