Giáo án bài Đọc mở rộng trang 94 - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án bài Đọc mở rộng trang 94 - Kết nối tri thức
Tải word giáo án bài Đọc mở rộng trang 94
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ Yêu cầu cần đạt
- HS chia sẻ với các bạn và thầy cô kết quả tự đọc các VB có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB nghị luận và văn bản thông tin đã học trong các bài Khác biệt và gần gũi, Trái Đất – Ngôi nhà chung.
- Khi đọc cần chú ý các đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
2. Năng lực
- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…
3. Phẩm chất
- Những phẩm chất được gợi ra từ nội dung của VB đọc;
- Ý thức tự giác, tích cực của HS.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Các phương tiện kỹ thuật;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV gợi dẫn và đặt câu hỏi:
+ Trong các bài học vừa qua, chúng ta đã được thầy/cô hướng dẫn đọc 1 VB cụ thể. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tự chọn ra các VB đã được yêu cầu để tiến hành đọc mở rộng.
+ Các em đã lựa chọn ra những VB nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi;
- GV nhận xét, đánh giá.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, và kỹ năng được học để tự đọc những VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB đã học.
b. Nội dung: HS sử dụng các VB có cùng đặc điểm thể loại và cùng chủ đề với các VB đã học trong những bài 8 và 9, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu: Mỗi nhóm chọn một VB có cùng đặc điểm thể loại và cùng chủ đề với các VB đã học trong những bài trước, tiến hành đọc, trình bày nội dung và nghệ thuật của VB. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả hoạt động; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
1. Tìm đọc một số văn bản nghị luận và văn bản thông tin mà em thích. - Chú ý các đặc điểm của văn bản nghị luận và văn bản thông tin sau: a. Văn bản nghị luận: - Khái niệm: Là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề. - Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: Để văn bản thực sự có sức thuyết phuc, người viết (người nói) cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng. + Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình. + Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ. b. Văn bản thông tin - Các yếu tố: Một văn bản thông tin thường có các yếu tố như: nhan đề (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phần), đoạn văn, tranh ảnh,... - Cách triển khai: Mỗi văn bản thông tin thường có một cách triển khai riêng. Bên cạnh cách triển khai theo trật tự thời gian, văn bản thông tin có thể được triển khai theo quan hệ nhân quả, nguyên nhân được nêu trước, tiếp sau đó là kết quả, tất cả tạo thành một chuỗi liên tục. 2. Trao đổi, thảo luận về những văn bản mà em đã đọc. |
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung; - Hấp dẫn, sinh động; - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học; - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học. |
- Báo cáo thực hiện công việc; - Phiếu học tập; - Hệ thống câu hỏi và bài tập; - Trao đổi, thảo luận. |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)