X

Giáo án Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 74 - Giáo án Ngữ văn lớp 6


Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 74 - Kết nối tri thức

Tải word giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 74

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được cụm động từ;

- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ;

- Biết mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm động từ và cụm tính từ.

2. Năng lực

  a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhật biết và phân tích tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm động từ, cụm tính từ;

- Năng lực mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm động từ, cụm tính từ.

3. Phẩm chất

  - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS:

+ Em hãy nhắc lại nội dung của cụm danh từ trong bài học trước;

+ Các từ ngữ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Đó là những ý nghĩa gì?

Chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ;

Mẹ cái Hiên rất nghèo.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Cái áo bông cũ bổ sung ý nghĩa cho cụm từ đem cho nó. Đem cho nó là một cụm động từ, cái áo bông cũ làm rõ hơn đối tượng được cho là gì;

+ Rất bổ sung ý nghĩa cho nghèo. Nghèo là một tính từ, rất làm rõ hơn về mức độ của nghèo.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Như vậy, ngoài cụm danh từ, chúng ta có thể dùng cụm động từ và cụm tính từ để mở rộng thành phần câu. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cụm động từ và cụm tính từ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết

a. Mục tiêu: Nhận biết được cụm động từ, cụm tính từ và phân tích được tác dụng của nó trong việc mở rộng thành phần chính của câu.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

+ Em hãy đọc phần thông tin về Cụm động từ trong SGK trang 74 và nêu hiểu biết về cụm động từ;

+ Lấy ví dụ một động từ và phát triển nó thành cụm động từ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Học sinh nêu hiểu biết về cụm động từ;

+ Ví dụ về một động từ và phát triển nó thành cụm động từ:

Ăn Ăn cơm ở nhà;

Đi học → Đi học ở trường vào buổi sáng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức → Ghi lên bảng.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

+ Em hãy đọc phần thông tin về Cụm tính từ trong SGK trang 74 – 75 và nêu hiểu biết về cụm tính từ;

+ Lấy ví dụ một tính từ và phát triển nó thành cụm tính từ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ HS nêu hiểu biết về cụm tính từ;

+ Ví dụ một tính từ và phát triển nó thành cụm tính từ:

Đẹp → Trời hôm nay đẹp quá;

Ngọt → Nước rất ngọt.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả hoạt động;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Cụm động từ và cụm tính từ

1. Cụm động từ

- Cụm động từ gồm ba phần:

+ Phần trung tâm ở giữa: động từ

+ Phần phụ trước: thường bổ sung cho động từ ý nghĩa về thời gian, khẳng định/phủ định, tiếp diễn

+ Phần phụ sau: thường bổ sung cho động từ những ý nghĩa về đối tượng, địa điểm, thời gian.




















2. Cụm tính từ

- Cụm tính từ gồm ba phần:

+ Phần trung tâm ở giữa: tính từ

+ Phần phụ trước: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về mức độ, thời gian, sự tiếp diễn,...

+ Phần phụ sau: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về phạm vi, mức độ,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học: cụm động từ, cụm tính từ.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS lần lượt đọc bài tập 1, 2, 3 SGK trang 74;

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức → Ghi lên bảng.




























NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS lần lượt đọc bài tập 4, 5, 6 SGK trang 74 – 75;

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả hoạt động;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

II. Bài tập

1. Bài tập 1 SGK trang 74

- Tìm một cụm động từ trong VB Gió lạnh đầu mùa. Ví dụ: chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng;

- Xác định động từ trung tâm: động từ chơi;

- Từ động từ trung tâm, tạo ra ba cụm động từ khác:

+ đang chơi ở ngoài sân;

+ đang chơi kéo co;

+ chơi trốn tìm.

2. Bài tập 2 SGK trang 74


Cụm động từ

Động từ trung tâm

Ý nghĩa mà động từ đó được bổ sung

a.

- Nhìn ra ngoài sân

- Thấy đất khô trắng

- Nhìn

- Thấy

- Hướng, địa điểm của hành động nhìn;

- Đối tượng của hành động thấy.

b.

- Lật cái vỉ buồm;

- Lục đống quần áo rét.

Lật;

- Lục.

Đối tượng của hành động lật, lục.

c.

Hăm hở chạy về nhà lấy quần áo

Chạy


Cách thức, hướng, địa điểm của hành động chạy.

3. Bài tập 3 SGK trang 74

Tìm thêm trong VB Gió lạnh đầu mùa hai câu văn có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt đó. Ví dụ:

(1) Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống.

(2) Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.

(3) Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.

→ Tác dụng: Kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ thường thông báo một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau (câu 1, 2) hoặc nguyên nhân – kết quả (câu 3: trạng thái lo quá ở nhân vật Sơn dẫn đến kết quả sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.

4. Bài tập 4 SGK trang 74

- Tìm một cụm tính từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa: đã cũ.

- Xác định tính từ trung tâm: .

- Tạo ra ba cụm tính từ khác từ tính từ trung tâm:

+ chưa cũ;

+ cũ lắm;

+ rất cũ.

5. Bài tập 5 SGK trang 74 – 75


Cụm tính từ

Tính từ trung tâm

Ý nghĩa mà tính từ đó được bổ sung

a.

Trong hơn mọi hôm

Trong

Phần phụ sau bổ sung ý nghĩa so sánh

b.

Rất nghèo

Nghèo

Phần phụ sau bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ

6. Bài tập 6 SGK trang 75

Mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ:

a. Trời rét à Trời rét hơn mọi hôm;

b. Tòa nhà cao à Tòa nhà cao quá;

c. Cô ấy đẹp à Cô ấy đẹp vô cùng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Em hãy tưởng tượng mình là một trong các nhân vật: Sơn, Lan, mẹ Sơn, Hiên, mẹ Hiên và viết đoạn văn (5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của nhân vật đó về hành động đem áo cho Hiên của Sơn, trong đoạn văn có ít nhất một cụm động từ, một cụm tính từ.

- GV gợi ý: Nếu là Hiên, em có thể nêu cảm xúc của Hiên khi nhận được chiếc áo. Nếu là Sơn, Lan, em có thể nêu cảm xúc khi cho Hiên chiếc áo. Tương tự như vậy với mẹ Sơn và mẹ Hiên.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).


- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)


Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác: