Giáo án bài Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án bài Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường - Kết nối tri thức
Tải word giáo án bài Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Chia sẻ mối quan tâm chung về giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
2. Về năng lực:
- Biết cách tham gia thảo luận về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết lắng nghe và đối thoại với ý kiến hay đề xuất của người khác trên tinh thần tôn trọng , hiểu biết lẫn nhau.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái, trách nhiệm với cuộc sống, với Trái đất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học
b) Nội dung:
- GV nêu vấn đề.
- HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm:
- HS xác định được nội dung của tiết học là thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường là tìm ra một giải pháp tối ưu, khả thi có thể thực hiện ngay để cải thiện tình hình.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS:
? Khi tham gia thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường, điều chúng ta cần hướng đến là gì? Ai là người sẽ nghe ta trình bày ý kiến hay nêu đề xuất?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ cá nhân.
- GV nhắc nhở những HS chưa tập trung suy nghĩ (nếu có).
B3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi của GV
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói (Trước khi nói)
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Mục đích nói của bài nói là gì? ? Những người nghe là ai? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ câu hỏi của GV. - Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi. - Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ. ? Em sẽ nói về nội dung gì? B3: Thảo luận, báo cáo - HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục b. |
I. Trước khi nói 1. Chuẩn bị nội dung - Xác định mục đích nói và người nghe (SGK). - Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng. 2. Tập luyện - HS nói một mình trước gương. - HS nói tập nói trước nhóm/tổ. |
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS nói theo dàn ý của HĐ viết - Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xem lại dàn ý của HĐ viết - GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí B3: Thảo luận, báo cáo - HS nói (4 – 5 phút). - GV hướng dẫn HS nói B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau. |
II. Trình bày bài nói - HS nói trước lớp - Yêu cầu nói: + Nói đúng mục đích (thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường). + Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí. + Nói to, rõ ràng, truyền cảm. + Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt… phù hợp. |
Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí. - Yêu cầu HS đánh giá B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí. HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy. B3: Thảo luận, báo cáo - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. - HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau. |
III. Trao đổi về bài nói - Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. - Nhận xét của HS |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập 1: Trình bày ý kiến của em về một vấn đề môi trường.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trình bày ý kiến của mình về một vấn đề môi trường .
- GV hướng dẫn HS: ô nhiễm không khí, nguồn nước, rác thải ùn ứ, cống rãnh tắc nghẽn....
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Hãy trình bày ý kiến về vấn đề môi trường nơi em sinh sống và đưa ra giải pháp để bảo vệ môi trường.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
- HS lên bảng chữa bài hoặc đứng tại chỗ để trình bày, chụp lại bài và gửi lên zalo. HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu cần)…
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung; - Hấp dẫn, sinh động; - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học; - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học. |
- Báo cáo thực hiện công việc; - Phiếu học tập; - Hệ thống câu hỏi và bài tập; - Trao đổi, thảo luận. |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
CỦNG CỔ MỞ RỘNG
GV hướng dẫn HS bám sát yêu càu để tự thực hiện 2 bài tập trong SHS
Câu 1. (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2 )
Văn bản |
Nội dung |
Loại văn bản |
Hình thức văn bản |
||
Trái Đất – môi trường |
Văn bản thông tin |
Văn bản văn học |
Văn bản chỉ có kênh chữ |
Văn bản đa phương thức |
|
Trái đất - cái nôi của sự sống |
X |
X |
X |
||
Các loài chung sống với nhau như thế nào? |
X |
X |
X |
||
Trái đất |
X |
X |
X |
Trả lời câu hỏi:
a. Theo em, lí do nào khiến ba văn bản này được xếp chung vào một bài học?
- Ba văn bản này được xếp chung vào một bài học vì nó đều nói về chủ đề Trái đất - ngôi nhà chung. Kêu gọi trách nhiệm chung ta bảo vệ, giữ gìn hành tinh xanh, môi trường sống xanh sạch đẹp.
b. Bài học giúp em hiểu thêm gì về vấn đề bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất?
- Bài học giúp em hiểu thêm về vấn đề bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất: Trái đất đang chịu sự tổn thương nghiêm trọng trước sự khai thác, phá hoại bừa bãi của con người. Bảo vệ môi trường sống trên Trái đất thật sự là một vấn đề cấp bách và cần thiết ngay bây giờ trước khi Trái đất không thể chịu đựng được nữa.
c. Nêu những kiến thức mà em đã học được về văn bản thông tin.
- Một văn bản thông tin thường có các yếu tố như: nhan đề (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phần), đoạn văn, tranh ảnh,...
- Mỗi văn bản thông tin có một cách triển khai riêng. Bên cạnh cách triển khai theo trật tự thời gian, văn bản thông tin có thể được triển khai theo quan hệ nhân quả, nguyên nhân được nêu trước, tiếp sau đó là kết quả, tất cả tạo thành một chuỗi liên tục.
Câu 2. (trang 95 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Kẻ bảng sau vào vở. Điền thông tin vào ô trống, xem như chuẩn bị ý tưởng và dữ liệu cho một văn bản thông tin (có thể dưới dạng văn bản đa phương thức) viết về một vấn đề mà em quan tâm.
Vấn đề em định viết là: Bảo vệ các loài động vật hoang dã ở Việt Nam.
Đoạn |
Ý lớn |
Các ý nhỏ |
Số liệu |
Những từ khóa |
Đoạn 1 (Ảnh 1) |
Những vi phạm trong việc tiêu thụ động vật hoang dã tại Việt Nam. |
Mạng lưới trung chuyển, buôn bán động vật trái phép tại Việt Nam và sang nước ngoài. |
Số liệu thống kê do Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) ghi nhận năm 2019, có 1.777 vụ vi phạm về động vật hoang dã mới, trong đó có 146 vụ vận chuyển, 979 vụ mua bán, quảng cáo và 610 vụ nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã… |
Buôn bán, nuôi nhốt, săn bắt, vi phạm trái phép. |
Đoạn 2 (Ảnh 2) |
Cứu hộ và bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm tại Việt Nam. |
Các cá thể được thả về nơi cư trú. Tịch thu các cá thể quý hiếm đang nguy cấp. |
ENV đã phối hợp với các cơ quan chức năng cứu hộ 36 cá thể động vật hoang dã gồm nhiều loài quý hiếm như: Vượn, tê tê, mèo rừng, rùa núi vàng. Trong đó có 15 cá thể khỉ bị nuôi nhốt trái phép ở nhà dân, quán cà phê hay tại chùa ở nhiều địa phương. 2 cá thể vượn đen má trắng ở huyện Quế Phong (Nghệ An) được đưa về cứu hộ tại Vườn quốc gia Pù Mát. 1 cá thể Dù Dì Nepal cũng được tự nguyện chuyển giao tới Trung tâm cứu hộ Củ Chi. |
Quý hiếm, báo động, nguy cấp. |
Đoạn 3 (Ảnh 3) |
Biện pháp bảo vệ động vật hoang dã. |
Biện pháp răn đe hiệu quả. Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác. Châm dứt việc nuôi gấu, nuôi hổ. |
Các bộ luật. |
Tăng cường, thăt chắt, siết chặt. |
Ảnh (1)
Ảnh (2)
Ảnh (3)
THỰC HÀNH ĐỌC
GV cho HS tự thực hành đọc văn bản Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào? (Nguyễn Quang Riệu) ở nhà, gợi ý HS chú ý nội dung văn bản; những từ mượn, tác dụng của từ mượng được sử dụng trong văn bản; bài học cho bản thân.