X

Giáo án Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức

Giáo án bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống - Giáo án Ngữ văn lớp 6


Giáo án bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống - Kết nối tri thức

Tải word giáo án bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: 

- Học sinh chọn được một vấn đề gần gũi, có ý nghĩa trong đời sống để trình bày ý kiến của mình.

2. Về năng lực: 

- Biết tóm tắt được nội dung của bài nói, tham gia trao đổi về nội dung của bài nói và kĩ năng của người trình bày.

3. Về phẩm chất: 

- Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân.

- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Phiếu đánh giá tiêu chí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học

b) Nội dung:

-  GV yêu cầu HS quan sát video và giao nhiệm vụ cho HS.

HS quan sát video, lắng nghe vấn đề được đề cập và trả lời câu hỏi của GV.

Giáo án bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Giáo án bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

c) Sản phẩm

- HS xác định được nội dung của tiết học là nói về một hiện tượng trong đời sống.

d) Tổ chức thực hiện: 

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video và giao nhiệm vụ cho HS:

? Nội dung của đoạn video? Vấn đề trong đoạn video đề cập đến điều gì?

Giáo án bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Giáo án bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, lắng nghe đoạn video và suy nghĩ cá nhân

- GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung vào video (nếu có).

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Mục đích nói của bài nói là gì? 

? Những người nghe là ai?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ câu hỏi của GV.

- Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi.

- Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ.

? Em sẽ nói về nội dung gì?

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục b.

1. Chuẩn bị nội dung 

- Xác định mục đích nói và người nghe (SGK).

- Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng.

2. Tập luyện 

- HS nói một mình trước gương.

- HS nói tập nói trước nhóm/tổ.

Hoạt động 2: Trình bày bài nói

a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS trình bày phần đánh dấu của mình, đâu là những điều cần chú ý khi nói.

- Trình chiếu phiếu bài viết của học sinh yêu cầu HS đọc những phần mình đánh dấu..

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại bài viết của mình

- GV hướng dẫn HS.

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS nói (4 – 5 phút).

- GV hướng dẫn HS nói 

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.

- HS nói trước lớp


- Yêu cầu:

+ Chỉ ra những từ ngữ, câu văn quan trọng (Bàn luận về một hiện tượng trong đời sống).

+ Ý kiến

+ Lí lẽ

+ Bằng chứng


Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói

a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí.

- Yêu cầu HS đánh giá

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí.

HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy.

B3: Thảo luận, báo cáo

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét phần trả lời của HS và kết nối sang hoạt động sau.


- Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

- Nhận xét của HS


PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm:……….

Tiêu chí

Mức độ

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1.Vấn đề đưa ra mang tính thời sự, hay

Không đưa ra được 

vấn đề mang tính thời sự

Vấn đề mang tính thời sự

Vấn đề nóng bỏng trong XH hiện nay

2. Nội dung

ND sơ sài, không nêu được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng thuyết phục

HS đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục

Có sức thuyết phục sử dụng lí lẽ và bằng chứng từ thực tế trong đời sống

3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng…

Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu.

Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng.

4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện.

Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.

5. Mở đầu và kết thúc hợp lí

Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói.

Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói.

Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên mời HS lên trình bày bài của mình

Bài tập: Bắt nạt học đường.

Giáo án bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV  yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: Rác thải nhựa lời kêu gọi nhức nhối.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- GV trình chiếu dàn ý tham khảo.

DÀN Ý THAM KHẢO:

I. Mở bài: Giới thiệu về bắt nạt học đường.

- Là vấn nạn hiện nay trong xã hội

- Tình trạng ngày càng lan rộng hơn đặc biệt trong thời đại công nghệ số

II. Thân bài:

1.Giải thích vấn đề

- Bắt nạt học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Hành vi này càng ngày càng phổ biến.

2. Hiện trạng.

- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng băt nạt học đường:

- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.

- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

4. Hậu quả của bắt nạt học đường:

a. Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

b. Với người gây ra bạo lực:

- Phát triển không toàn diện.

- Mọi người chê trách.

- Mất hết tương lai, sự nghiệp.

5. Cách khắc phục nạn bắt nạt học đường:

- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.

- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bắt nạt học đường.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bắt nạt học đường.

- Đây là một hành vi không tốt.

- Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).


- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.


- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC

Phiếu học tập:

Những vấn đề cần xác định

Đoạn (a)

Đoạn (b)

ND của đoạn văn là gì?



Mục đích của đoạn văn (kể chuyện, bộc lộ cảm xúc, miêu tả, thuyết phục, thuyết minh) là gì?



Văn bản có đoạn văn được trích thuộc loại nào (văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin)?



CỦNG CỐ MỞ RỘNG

GV hướng dẫn HS tự hoàn thành các nội dung Củng cố, mở rộng ở nhà: 

Câu 1 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2)

a. Vì sao việc khẳng định cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết?

- Cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết. Bởi vì chính cái riêng, sự độc đáo trong mỗi một con người sẽ làm cho một tập thể, cộng đồng trở nên phong phú, đóng góp được cho tập thể cái là của chính mình.

b. Vì sao trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ?

- Trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ vì chính những sự thấu hiểu, chia sẻ đó làm cho người trở nên gần gũi với nhau hơn, sát lại gần nhau hơn, và càng làm cho mỗi con người tự hoàn thiện mình hơn.

Câu 2 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Những vấn đề cần xác định

Đoạn (a)

Đoạn (b)

Nội dung của đoạn văn

Bố Ni-cô-la cho rằng không cần sự giúp đỡ gì từ người hàng xóm, nên đã ngắt lời câu trả lời của cậu bé.

Quan điểm của tác giả về sự phân chia hai loại khác biệt trên cơ sở chứng kiến những gì đã diễn ra.

Mục đích của đoạn văn

Kể chuyện

Thuyết phục

Kiểu văn bản có chứa đoạn văn

Văn bản văn học

Văn bản nghị luận

Câu 3 (trang 72 sgk ngữ văn 6 tập 2 )

- Văn bản nghị luận thường bàn về những hiện tượng (vấn đề) bức thiết của cuộc sống: chính trị, xã hội, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức,… 1 tư tưởng đạo lí, 1 hiện tượng đời sống. 

- Hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết:

+ “Xem người ta kìa!”: Cái riêng biệt của mỗi người cần được hòa nhập với cái chung của mọi người. 

+ “Hai loại khác biệt”: Phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

Câu 4 (trang 72 sgk ngữ văn 6 tập 2 )

Những đề tài  phù hợp với yêu cầu viết bài văn nghị luận là: 

c. Bàn về ý nghĩa của việc trồng cây.

e. Vai trò của tình bạn.

Các đề tài này đều là những vấn đề của xã hội, được xã hội quan tâm. Qua bài viết, phản ánh được thái độ, cách nhìn của người viết về vấn đề được đặt ra.

THỰC HÀNH ĐỌC

GV cho HS tự thực hành đọc văn bản Tiếng cười không muốn nghe (Minh Đăng) ở nhà, gợi ý HS chú ý đến sự vô lí của hành động cười nhạo và mục đích chính mà văn bản hướng tới. 


Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác: