Giáo án bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm - Kết nối tri thức
Tải word giáo án bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của văn bản nghị luận.
- Hiện tượng (vấn đề) bàn luận.
- Ý kiến, suy nghĩ của bản thân về vấn đề đặt ra.
- Lí lẽ, dẫn chứng phù hợp.
2. Năng lực:
- Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.
- Thể hiện được ý kiến của bản thân.
- Biết dùng lí lẽ, bằng chứng và hình thức biểu đạt phù hợp.
- Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.
3. Phẩm chất:
Trung thực, thể hiện đúng những suy nghĩ riêng của bản thân; có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Bài trình bày của HS.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Biết được kiểu bài trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV hỏi: ? Tác giả viết văn bản “Xem người ta kìa!” nhằm mục đích gì? ? Em có tán thành với ý kiến được tác giả trình bày trong văn bản không? Vì sao? ? Trong cuộc sống, có những hiện tượng (vấn đề) nào mà em quan tâm? GV trình chiếu bổ sung 1 số hình ảnh, video về các hiện tượng (vấn đề) đáng được quan tâm. ? Theo em, để trình bày một hiện tượng (vấn đề) nào đó thì phải sử dụng những yếu tố cơ bản nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS) HS: - Đọc lại văn bản “Xem người ta kìa”. - Suy nghĩ cá nhân B3: Báo cáo, thảo luận (GV và HS) - GV gọi HS trả lời câu hỏi - HS trả lời B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét câu trả lời của HS - Kết nối với mục “Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề)”. |
Vb: “Xem người ta kìa” - Thế giới này muôn hình, muôn vẻ. Mỗi người cần được tôn trọng với với tất cả những cái khác biệt vốn có. - Em tán thành với ý kiến được trình bày trong văn bản vì tác giả của bài viết đã đưa ra được những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục cho thấy mỗi một cá nhân đều có đặc điểm, thế mạnh khác nhau. Chúng ta cần tôn trọng điều đó đồng thời phải biết phát huy thế mạnh của bản thân mình. - Các hiện tượng như: bắt nạt trong trường học, thái độ đối với người khuyết tật, hút thuốc lá, nghiện game,… - Lí lẽ và bằng chứng. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề).
a. Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề):
- Xác định được vấn đề bàn luận.
- Biết cách thể hiện ý kiến riêng của bản thân về một vấn đề.
- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng có sức thuyết phục.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia cặp và giao nhiệm vụ: ? 1. Văn bản “ Xem người ta kìa” và “ Hai loại khác biệt” thuộc kiểu bài gì? ? 2. Với kiểu bài trên, yêu cầu chúng ta phải làm như thế nào? ? 3. Người viết bày tỏ thái độ gì trước vấn đề đặt ra? ? 4. Vai trò những lí lẽ, bằng chứng đối với kiểu bài văn nghị luận? B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS) - HS nhớ lại văn bản “Xem người ta kìa” và “Hai loại khác biệt”. - Làm việc theo cặp 3’ để thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu. B3: Báo cáo, thảo luận(GV và HS) - GV yêu cầu đại diện HS lên trình bày sản phẩm. - HS: + Trình bày sản phẩm nhóm. + Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức. - Kết nối với đề mục sau |
1. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề). - Kiểu bài: Nghị luận (Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề). + Văn bản 1: Ý nghĩa về những cái chung của mọi người và cái riêng biệt của mỗi người. + Văn bản 2: Sự khác biệt có ý nghĩa, sự khác biệt làm nên giá trị riêng cũng như bản sắc của mỗi người. - Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận. - Phải thể hiện suy nghĩ, ý kiến riêng của bản thân. - Dùng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc. |
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
a. Mục tiêu:
- Nắm được bài viết tham khảo “Câu chuyện đồng phục”
- Tán thành với ý kiến của người viết: quy định mặc đồng phục đối với học sinh.
- Mục đích của việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng trong văn nghị luận.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV mời HS đọc bài viết tham khảo -GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ. 1. Bài viết trình bày ý kiến về hiện tượng (vấn đề) gì? Nhờ đâu e nhận ra điều đó? 2. Người viết đồng tình hay phản đối hiện tượng (vấn đề)? 3. Người viết đưa ra những lí lẽ gì để bàn về hiện tượng (vấn đề)? 4. Người viết nêu những bằng chứng gì để làm sáng tỏ hiện tượng (vấn đề)? 5. Như vậy, lí lẽ và bằng chứng được người viết đưa ra để khẳng định điều gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS) HS: - Đọc SGK và trả lời câu hỏi - Làm việc cá nhân 1’, trao đổi với nhóm 2’, hoàn thành phiếu học tập 2’ GV: - Hướng dẫn HS trả lời - Quan sát, theo dõi HS B3: Báo cáo thảo luận (GV và HS) HS: - Trả lời câu hỏi của GV - Đại diện HS trình bày (mỗi đại diện có thể trả lời 1 câu hỏi) - Những HS còn lại quan sát sp của nhóm bạn, theo dõi nhóm bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần). GV: Hướng dẫn HS cách trình bày sp B4: Kết luận, nhận định (GV) GV: - Nhận xét + Câu trả lời của HS + Thái độ làm việc của HS + Sản phẩm của HS - Chốt kiến thức qua màn hình chiếu và kết nối với mục sau. |
2. Đọc và phân tích bài viết tham khảo Bài mẫu: Câu chuyện đồng phục - Bài văn nêu vấn đề: mặc đồng phục của học sinh khi đến trường. - Người viết đồng tình với vấn đề đặt ra. - Lí lẽ: + Đồng phục tạo ra vẻ đẹp hài hòa. + Đồng phục góp phần tạo nên bản sắc riêng của từng trường. + Đồng phục xóa cảm giác về sự phân biệt giàu nghèo. + Đồng phục không làm mất đi cá tính của từng người. - Dẫn chứng: (HS nêu từng dẫn chứng kèm các lí lẽ) - Đồng phục tạo ra vẻ đẹp hài hòa; đồng phục góp phần tạo nên bản sắc riêng của từng trường; đồng phục xóa cảm giác về sự phân biệt giàu nghèo; đồng phục không làm mất đi cá tính của từng người. |
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu:
- Biết viết bài theo các bước.
- Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý.
- Thể hiện ý kiến của bản thân trước vấn đề nghị luận.
- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
b. Nội dung:
- HS lựa chọn đề tài thông qua hướng dẫn của GV.
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và bài viết của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu HS đọc SGK để tham khảo các đề tài được giới thiệu (HS cũng có thể tự tìm đề tài mới) - Hiện tượng (vấn đề) gần gũi với thực tế học tập và sinh hoạt của em hay không? - Em có hiểu biết gì về hiện tượng (vấn đề) đó? - Bản thân em đã trải nghiệm, quan sát, suy nghĩ như thế nào về hiện tượng (vấn đề) ấy? - Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý cho đề tài mà em lựa chọn - Sửa lại bài sau khi đã viết xong B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS) GV: - Đặt câu hỏi hướng dẫn HS chọn đề tài. - Phát phiếu học tập, hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện phiếu tìm ý. - Phát phiếu học tập hướng dẫn HS chỉnh sửa bài viết của bạn sau khi nghe bạn trình bày. HS: - Tham khảo đề tài trong SGK và lựa chọn đề tài sau đó trả lần lượt trả lời câu hỏi dưới sự gợi ý của GV. - Tìm ý bằng việc hoàn thiện phiếu học tập. - Lập dàn ý ra giấy - Nêu lưu ý khi viết bài. - Viết bài theo dàn ý. - Chỉnh sửa bài viết cho bạn vào phiếu học tập sau khi nghe bạn trình bày. - Sửa lại bài sau khi được góp ý. B3: Báo cáo thảo luận (GV và HS) - GV yêu cầu HS trình bày kết quả tìm ý - HS trình bày - HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) vào phiếu học tập. - GV trình chiếu dàn ý mẫu. - GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo 3 phần: MB, TB, KB. - Lưu ý khi viết bài? - HS hoàn thiện bài viết. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. - GV dẫn dắt và chuyển dẫn sang mục sau. |
3. Các bước tiến hành * Trước khi viết a) Lựa chọn đề tài b) Tìm ý
c) Lập dàn ý - Mở bài: Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận. - Thân bài: Đưa ra ý kiến bàn luận. + Ý 1 (lí lẽ, bằng chứng) + Ý 2 (lí lẽ, bằng chứng) + Ý 3 (lí lẽ, bằng chứng) +… - Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân. * Viết bài - Viết theo dàn ý. - Có thể mở bài trực tiếp: nêu thẳng hiện tượng (vấn đề) hoặc gián tiếp bằng cách kể một câu chuyện. - Mỗi ý trình bày thành 1 đoạn văn, có lí lẽ và bằng chứng cụ thể. * Chỉnh sửa bài viết - Đọc và sửa lại bài viết. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên cho HS theo dõi đoạn video liên quan đến vấn đề nghiện game online.
Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập: Hiện tượng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý
- HS xem video, suy nghĩ và lập dàn ý
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét tinh thần làm việc của HS.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- GV trình chiếu dàn ý tham khảo.
DÀN Ý THAM KHẢO:
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…)
II.THÂN BÀI
- Giải thích:
+ Game là gì? => Cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,… nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay.
+ Nghiện là gì? => Là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó.
+ Nghiện game là gì? => Là hiện tượng tập trung quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn.
- Thực trạng:
+ Nhiều học sinh, sinh viên dành phần lớn thời gian mỗi ngày cho việc chơi game.
+ Nhiều tiệm net vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh.
+ Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game
- Nguyên nhân:
+ Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ.
+ Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo.
+ Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ.
+ Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ.
- Hậu quả:
+ Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí, hao tốn tiền của.
+ Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội.
- Lời khuyên:
+ Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí lành mạnh.
+ Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội.
+ Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game.
III. KẾT BÀI
- Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,…).
- Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giao bài tập
Bài tập : Lập dàn ý cho đề bài sau: Thái độ đối với người khuyết tật.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề và thực hiện.
- HS xác định yêu cầu của bài tập và thực hiện cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV vào tiết học tiếp theo.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS
- Yêu cầu HS hoàn thiện bài viết để chuẩn bị cho phần luyện nói tiết sau.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung; - Hấp dẫn, sinh động; - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học; - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học. |
- Báo cáo thực hiện công việc; - Phiếu học tập; - Hệ thống câu hỏi và bài tập; - Trao đổi, thảo luận. |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
PHIẾU TÌM Ý
Nhóm / Họ tên: ……………………………….
Hiện tượng (vấn đề) được nêu để bàn luận |
|
Ý kiến của bản thân về hiện tượng (vấn đề) |
|
Cần đưa ra những lí lẽ gì để bàn về hiện tượng (vấn đề)? |
- Lí lẽ 1: ………………………………………. ….…………………………………… - Lí lẽ 2: ………………………………………. ………………………………………. - Lí lẽ 3: ………………………………………. ………………………………………. - .………………………………………………………………………………. |
Cần nêu những bằng chứng nào để làm sáng tỏ hiện tượng (vấn đề)? |
….……………………………………………………………………………. |
PHIẾU CHỈNH SỬA BÀI VIẾT CHO BẠN:
Họ tên người chỉnh sửa:…………………………..
Họ tên tác giả bài viết:……………………………
Yêu cầu |
Gợi ý chỉnh sửa |
ND nhận xét/chỉnh sửa |
Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận |
Đọc lại phần MB, nếu chưa thấy hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận thì phải nêu cho rõ. |
|
Thể hiện được ý kiến (tình cảm, thái độ, cách đánh giá,…) của người viết về hiện tượng (vấn đề) |
Bổ sung những câu tình cảm, thái độ, cách đánh giá về hiện tượng (vấn đề) nếu thấy còn thiếu. |
|
Đưa ra được những lí lẽ, bằng chứng để bài viết có sức thuyết phục. |
Kiểm tra các lí lẽ bằng chứng, nếu lí lẽ chưa chắc chắn, bằng chứng chưa tiêu biểu hoặc còn thiếu thì phải chỉnh sửa,thay thế, bổ sung. |
|
Đảm bảo các yêu cầu về chính tả và diễn đạt |
Phát hiện lỗi về chính tả và diễn đạt để sửa lại cho phù hợp |