Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 86 - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 86 - Kết nối tri thức
Tải word giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 86
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của văn bản và đoạn văn.
- Thực hiện được mốt số thao tác, yêu cầu (như nhận diện, phân tích, tóm tắt, sơ đồ hóa…) khi đối diện với đoạn văn hay văn bản.
2. Năng lực
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của văn bản và đoạn văn.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của văn bản và đoạn văn.
- Thực hiện được mốt số thao tác, yêu cầu (như nhận diện, phân tích, tóm tắt, sơ đồ hóa…) khi đối diện với đoạn văn hay văn bản.
b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Ấn tượng của em sau khi học xong văn bản “Trái đất - cái nôi của sự sống”?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIÊN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS xem lại 3 mục đầu của phần Tri thức ngữ văn . - Chia nhóm lớp & đặt câu hỏi: ? Vì sao bài Trái đất - cái nôi của sự sống có thể được xem là một văn bản? Một sản phẩm được gọi là văn bản thì phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì? ? Em có nhận xét khi đối chiếu số lượng các yếu tố, bộ phận tạo thành văn bản này với số lượng các yếu tố, bộ phận tạo thành một văn bản khác đã học? Theo em những yếu tố, bộ phận nào không thể thiếu trong mọi trường hợp tạo lập văn bản? ? Có thể cắt bỏ những tranh ảnh trong văn bản này hay không? Vì sao? ? Nhắc lại những thông tin, thông điệp mà em tiếp nhận được từ văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống. GV lưu ý: Nội dung 2 khung đặt bên phải của trang không phải là đáp án, đó là những gợi ý nhất định cho việc thực hiện các yêu cầu và bài tập. B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS) HS: - Đọc 3 mục đầu của phần Tri thức ngữ văn T 88 . - Hoạt động nhóm + 2 phút làm việc cá nhân + 5 phút thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập GV: - Theo dõi, quan sát HS hoạt động… - Hướng dẫn HS…. - Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn… B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS) GV: - Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm… - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá… HS: - Trả lời câu hỏi - Báo cáo sản phẩm nhóm - Theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS - Đánh giá sản phẩm nhóm của HS - Chốt kiến thức. |
I. Văn bản và đoạn văn 1. Bằng chứng cụ thể để khẳng định Trái đất - cái nôi của sự sống là một văn bản: - Trái đất - cái nôi của sự sống có các yếu tố: Nhan đề, đề mục các phần (5 phần), có 5 đoạn văn và 2 bức tranh minh họa cho nội dung văn bản. - Văn bản được triển khai theo quan hệ nguyên nhân - kết quả. 2. Liệt kê những bộ phận tạo thành văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống là một văn bản: - Nhan đề - Đề mục - Các đoạn văn - Tranh minh họa 3. Không thể cắt bỏ các tranh ảnh trong văn bản này. Lý do: - Trái đất - cái nôi của sự sống là một văn bản. Yếu tố cấu thành nên thể loại văn bản này chính là tranh minh họa. - Cần có tranh ảnh minh họa sẽ làm nội dung bài viết được nổi bật hơn, có những hình thức khác nhau để người đọc so sánh, tưởng tưởng và cảm nhận. 4. Nhắc lại những thông tin, thông điệp mà em tiếp nhận được từ văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống: - Thông tin từ văn bản: + Trái đất hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời có sự sống. + Nước là tài nguyên bao phủ 2/3 bề mặt Trái đất. Nhờ có nước sự sống trên Trái đất được duy trì, phát triển phong phú. + Trái đất là nơi cư trụ của muôn loài động vật từ bậc thấp đến bậc cao. + Con người trên Trái đất khai thác tài nguyên thiên nhiên một các bừa bãi + Trái đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương nghiêm trọng - Thông điệp từ văn bản: Con người cần có những suy nghĩ nghiêm túc và hành động tích cực để bảo vệ hành tinh xanh. Đó là vấn đề cấp thiết và cấp bách. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Chọn một đoạn văn trong văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống và điền thông tin cần thiết vào bảng theo mẫu sau (làm vào vở):
Thứ tự đoạn văn trong văn bản |
Điểm mở đầu và điểm kết thúc của đoạn văn |
Ý chính của đoạn văn |
Chức năng của đoạn văn trong văn bản |
…………………… …………………… |
…………………… …………………… |
………………… ………………… |
………………… …………………… |
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập
Thứ tự đoạn văn trong văn bản |
Điểm mở đầu và điểm kết thúc của đoạn văn |
Ý chính của đoạn văn |
Chức năng của đoạn văn trong văn bản |
Đoạn 3 (Trái đất - nơi cư ngụ của muôn loài ) |
Điểm mở đầu: Muôn loài tồn tại trên Trái đất; Điểm kết thúc: Tất cả sự sống trên Trái đất đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn, lạ lùng) |
Sự sống trên Trái Đất thật phong phú, muôn màu |
Làm rõ nét thêm nội dung của văn bản: Trái đất là cái nôi của sự sống đối với muôn loài |
B3: Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
? Giả định văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống cần được bổ sung thêm một số đoạn văn nữa. Hãy viết đoạn văn ngắn đáp ứng yêu cầu có điểm mở đầu, kết thúc, có ý chính của đoạn văn và dự kiến vị trí mà nó sẽ được đặt trong VB.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung; - Hấp dẫn, sinh động; - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học; - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học. |
- Báo cáo thực hiện công việc; - Phiếu học tập; - Hệ thống câu hỏi và bài tập; - Trao đổi, thảo luận. |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)