X

Giáo án Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức

Giáo án bài Trái Đất - cái nôi của sự sống - Giáo án Ngữ văn lớp 6


Giáo án bài Trái Đất - cái nôi của sự sống - Kết nối tri thức

Tải word giáo án bài Trái Đất - cái nôi của sự sống

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: 

- Hiểu được trái đất là một trong tám hành tinh của hệ mặt trời.

- Nước là vị thần hộ mệnh của sự sống trên trái đất. 

- Trái đất nơi cư ngụ của muôn loài. 

- Tình trạng trái đất hiện nay.

2.   Về năng lực: 

- Nhận biết được các thành phần của văn bản thông tin gồm: nhan đề, sa-pô, đề mục, đoạn, tranh ảnh.

- HS phân tích được trình tự văn bản: vừa theo trình tự thời gian, vừa theo trình tự nhân quả.

- HS thấy được những nhân tố đe dọa môi trường trên trái đất.

3. Về phẩm chất: 

- Nhân ái, chan hòa thể hiện được thái độ yêu quý trân trọng sự sống của muôn loài, có ý thức bảo vệ môi trường sống trên trái đất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV. 

- Máy chiếu, máy tính.

- Tranh ảnh về nhà văn Tô Hoài và văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất? Chúng đã gợi lên trong em ấn tượng, cảm xúc gì? Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin hay loại tài liệu nào khác? 

? Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 

- Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất: Bài hát Trái đất này là của chúng mình (Trương Quang Lục); Bài thơ Trái đất còn quay (Huy Cận). Những bài thơ, bài hát này đã gợi lên trong em hình ảnh trái đất là một hành tinh xanh rộng lớn, quay mãi.

- Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin nghiên cứu khoa học về trái đất, lịch sử hình thành trái đất,...

- Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này là: Trên Trái đất không biết có ba nhiêu sự sống của con người, loài vật, cây cỏ hoa lá,...Mỗi một sự sống đều là một câu chuyện từ lúc xuất hiện, được sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Mỗi một sự vật lại mang một nét riêng biệt khác nhau, không sự vật nào giống sự vật nào. Vì thế, nên người ta đó là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng. 

B4: Kết luận, nhận định (GV): 

- Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết được văn bản thông tin gồm: nhan đề, sa-pô, đề mục, đoạn, tranh ảnh.

- Xác định được các yếu tố cấu thành và bố cục văn bản.

b) Nội dung

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)


- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

? Văn bản thuộc thể loại nào? 

? Các yếu tố tạo lên văn bản là gì?? 


? Liệt kê những thông tin chủ yếu mà văn bản đã đưa đến cho người đọc? HS liệt kê theo cách gạch đầu dòng các sự việc chính.

? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung  cho nhóm bạn (nếu cần).

GV

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

I. Tìm hiểu chung

1) Đọc và tìm hiểu chú thích 

- HS đọc đúng.

2) Tìm hiểu chung

- Thể loại: Văn bản thông tin.

- Các thành phần: nhan đề, sa pô, đề mục, tranh ảnh.

- Yếu tố cấu thành

+ Trái đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời.

+ Nước chiếm 2/3 bề mặt Trái đất. 

+ Trái đất là nơi cư ngụ của muôn loài. 

+ Con người là đỉnh cao ỳ diệu của sự sống trên trái đất. 

+ Tình trạng của Trái đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương.

 - Văn bản chia làm 3 phần

+ Phần 1 từ đầu đến “365,25 ngày”, giới thiệu về trái đất.

+ Phần 2: Tiếp đến “sự sống trên trái đất” Vai trò của trái đất.

+ Phần 3: còn lại Thực trạng của trái đất.


Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản;

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIÊN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Đoạn văn Trái đất trong hệ mặt trời tập trung giới thiệu thông tin gì?

? Thông tin đó có ý nghĩa như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản.

HS:

- Đọc SGK và tìm các thông tin được tác giả giới thiệu trong đoạn văn.

- Suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo kết quả

GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần).

HS :

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau. 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Giới thiệu về trái đất

- Trái đất là một trong 8 hành tinh của hệ mặt trời

- Bao gồm sao thủy, sao kim, sao mộc, sao thổ, sao hảo, trái đất, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.

- Hoạt động: vừa quay quanh trục của nó, vừa quay quanh hệ mặt trời.

-> Hiểu sơ lược về cấu tạo của trái đất

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:

? Đoạn văn vị thần hộ mệnh của trái đất tập trung giới thiệu thông tin gì? 

? Chỉ ra những thông tin về sự hiện diện của nước trên trái đất?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)

- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. 

- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

HS:

- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

Nhiệm vụ mới: 

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Phát phiếu học tập số 2 & đặt câu hỏi:

? Sự sống trên trái đất phong phú như thế nào?

? Lấy ví dụ minh họa?

? Bức tranh minh hoạ làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản.

HS:

- Đọc SGK và tìm chi tiết chứng tỏ là sự kì diệu của sự sống để hoàn thiện phiếu học tập.

- Suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần).

HS :

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.


Nhiệm vụ mới: 

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 3

- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:

? Khi khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống tác giả đã xuất phát từ góc nhìn nào?

? Theo em điều gì có ở con người khiến con người có thể được xem là đỉnh cao kì diệu?

? Bức tranh trong trang 92 gợi lên trong em suy nghĩ gì về khát vọng và khả năng của con người?  ? Hãy nhắc lại những câu chuyện mà trong đó có kể về cách thượng đế hay chúa trời tạo ra con người? 

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)

- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. 

- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

HS:

- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

2. Vai trò của trái đất

a) Vị thần hộ mệnh của sự sống trên trái đất.

- Đoạn văn: (“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đắt) tập trung thông tin về vấn đề:

+ Nhờ có nước, Trái Đất là nơi duy nhất có sự sống.

+ Nước bao phủ gần 3/4 bề mặt Trái Đất. 

+ Nếu không có nước, Trái Đất chỉ là hành tinh khô chết, trơ trụi. 

+ Nhờ nước, sự sống trên Trái Đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú. 
















b) Trái đất - Nơi cư ngụ của muôn loài

- Trái đất có muôn loài tồn tại

+ Có loài bé nhỏ chỉ nhìn được bằng kính hiểm vi.

+ Có loài to lớn không lồ

-> Chúng sống ở khắp mọi nơi trên trái đất.

-> Chúng đều tồn tại và phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng.












c) Con người trên trái đất

- Tác giả xuất phát từ góc nhìn sinh học.

- Con người là động vật bậc cao, có bộ não và thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực.

- Con người cải tạo lại trái đất khiến cho nó người hơn, thân thiện hơn.

- Con người khai thác thiên nhiên bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tồn tại và phát triển của sự sống trên trái đất.


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV hỏi học sinh.

? Hiện tại trái đất của chúng ta đang từng ngày từng giờ bị tổn thương như thế nào?

? Vì sao trái đất lại bị tổn thương như vậy? 

? Câu hỏi cuối cùng của văn bản: “Trái đất có thể chịu đựng đến bào giờ” có ý nghĩa gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe lĩnh hội suy nghĩ để trả lời

B3: Báo cáo, kết quả

GV:

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi, nhận xét, đánh giá. 

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS: 

- Theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ của học sinh

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

3) Thực trạng của trái đất.

- Hiện tại, Trái Đất đang bị tổn thương bởi nhiều hành động vô ý thức, bất chấp của con người.

- Hậu quả: Hoang mạc xâm lấn, động vật tuyệt chủng, rác thải ngập tràn, khí hậu nóng dần, nước biển dâng nhấm chìm nhiều thành phố, cánh đồng, tầng ô-dôn thủng, ô nhiễm, đe dọa sự sống muốn loài.

- Câu hỏi nhức nhối: Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ? Con người đứng trước thách thức lớn.


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn 

- Phát phiếu học tập số 4

- Giao nhiệm vụ nhóm:

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Nội dung chính của văn bản “Trái đất cái – nôi của sự sống”?

? Ý nghĩa của văn bản.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.

- Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

III. TỔNG KẾT 

1. Nghệ thuật 

- Nghệ thuật vừa theo trình tự thời gian vừa theo trình tự nhân quả giữa các phần trong văn bản. Cái trước làm nẩy sinh cho cái sau chúng có quan hệ rằng buộc với nhau 

2. Nội dung

Trái đất là cái nôi của sự sống con người phải biết bảo vệ trái đất. Bảo trái đất là bảo vệ sự sống của chính mình.

3. Ý nghĩa

Kêu gọi mọi người luôn phải có ý thức bảo vệ trái đất.


C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.

b. Nội dung: Hs viết đoạn văn

c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): 

Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) trình bầyý kiến của mình về hành tinh xanh mãi mãi

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn

B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần). Chuyển giao nhiệm vụ mới.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC


Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác: