X

Soạn văn lớp 11

Câu hỏi bài Hạnh phúc của một tang gia chọn lọc - Ngữ văn lớp 11


Câu hỏi bài Hạnh phúc của một tang gia chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Hạnh phúc của một tang gia Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Hạnh phúc của một tang gia này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.

Câu hỏi bài Hạnh phúc của một tang gia chọn lọc - Ngữ văn lớp 11

Câu hỏi: Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” có xuất xứ như thế nào?

Trả lời:

Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”, thuộc chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”, nhan đề đã được lược bớt (nhan đề đầy đủ của chương XV là: “Hạnh phúc của một tang gia - Văn minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu”).

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa nhan đề của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”.

Trả lời:

“Hạnh phúc của một tang gia”- Cái nhan đề chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa. Một tang gia nhưng lại hạnh phúc, đúng là một lẽ ngược đời. Ấy vậy mà, cái lẽ ngược đời ấy lại đang tồn tại, đằng sau cái chết của ông cụ cố hơn 80 tuổi kia lại là hạnh phúc cho những đứa con đứa cháu. Ngòi bút trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã làm bật lên cái lố lăng của xã hội lúc bấy giờ ngay ở cái nhan đề đoạn trích.

Câu hỏi: Vì sao cái chết của cụ cố tổ trong “Hạnh phúc của một tang gia” lại là “niềm vui” của mọi thành viên trong gia đình cụ?

Trả lời:

Cái chết của cụ cố tổ là niềm hạnh phúc của con cháu bởi đây là niềm mong đợi của chúng đã từ lâu khi cụ cố tổ chết đi chúng sẽ nhận được một số tiền lớn. Mỗi thành viên trong gia đình cụ cố tổ chỉ là những kẻ tham lam độc ác chúng coi tiền bạc là tất cả rồi làm những trò đáng xấu hổ.

Câu hỏi: Anh chị có nhận xét gì về xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời qua “Hạnh phúc của một tang gia”?

Trả lời:

Cái xã hội thối nát, cái xã hội Âu hóa rởm, đạo đức và nhân cách của con người ngày càng đi xuống, suy đồi. Con người hành xử với nhau xảo trá, gian dối, thực dụng vô nhân, vô nghĩa. Chẳng đâu nữa còn chỗ cho nhân tính, những con người ấy không nhận ra cái chết của xã hội chó đểu. Ai cũng có những niềm vui riêng của mình từ cái chết của cụ cố tổ và họ phải diễn, diễn sao cho thật giống với cảnh một đám ma với nét buồn lãng mạn.

Câu hỏi: Vũ Trọng Phụng đã thể hiện thái độ như thế nào đối với xã hội lúc bấy giờ qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”?

Trả lời:

Qua tác phẩm Vũ Trọng Phụng đã thể hiện một thái độ chán ghét cái xã hội thối nát, tác giả đã miêu tả đầy đủ những hình ảnh, chi tiết trong đoạn văn, hình ảnh ấy biểu tượng cho một điều đó là đồng tiền làm mờ mắt con người họ chỉ biết đến tiền mà không biết đến tình người. Để rồi tác giả cũng phải thốt lên rằng "chó đểu", "khốn nạn".

Câu hỏi: Nêu nhận xét về nghệ thuật trào phúng của tác giả trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”.

Trả lời:

Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén “Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình. Nhà có đám nhưng lại hạnh phúc, hạnh phúc của lũ con cháu bất hiếu, không có nhân tính. Rồi cái chết của cụ cố tổ lại đem đến niềm vui cho mọi thành viên trong gia đình, ai cũng có những dự định riêng của mình cần làm trong cái dịp này.

Việc vận dung linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng đã đem lại hiệu quả lớn, nó lột tả đến trần trụi cái bộ mặt của xã hội "thượng lưu" đương thời.

Câu hỏi: Chủ đề của tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” là gì?

Trả lời:

Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.

Câu hỏi: Đám ma cụ cố tổ trong truyện “Hạnh phúc của một tang gia” được coi là một đám ma gương mẫu cho điều gì?

Trả lời:

Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch nói lên sự lố lăng, đồi bại của xã hội tư sản thượng lưu trước Cách mạng. Qủa thực đó là một đám ma gương mẫu cho sự giả dối, hợm hĩnh, háo danh của một gia đình giàu sang mà bất hiếu, bất nghĩa.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: