X

Soạn văn lớp 11

Câu hỏi bài Vi hành chọn lọc - Ngữ văn lớp 11


Câu hỏi bài Vi hành chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Vi hành Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Vi hành này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.

Câu hỏi bài Vi hành chọn lọc - Ngữ văn lớp 11

Câu hỏi: Tác phẩm “Vi hành” được viết dưới hình thức nào? Tại sao tác giả lại chọn hình thức đó?

Trả lời:

Tác giả khôn khéo trình bày truyện dưới hình thức một bức thư gửi cho cô em gái. Thực ra đây là truyện hư cấu một trăm phần trăm. Nhưng cái tài của tác giả là bịa mà như thật, còn hơn cả sự thật.

Lựa chọn hình thức đó bởi vì tác giả có thể thoải mái bày tỏ cảm xúc, thái độ, quan điểm riêng của bản thân và tránh sự kiểm duyệt.

Câu hỏi: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện “Vi hành” là gì?

Trả lời:

Mâu thuẫn trào phúng: Đó là sự nhầm lẫn giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa bản chất bù nhìn sa đọa và bản chất việc làm của chính quyền thực dân khi đưa Khải Định sang thăm Pháp.

Câu hỏi: Tình huống truyện của truyện ngắn “Vi hành” này là gì? Nêu tác dụng của tình huống đó.

Trả lời:

- Truyện mở đầu bằng một tình huống oái oăm, nực cười lại có hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định.

- Nhờ sự nhầm lẫn mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vừa thật hài hước, chân dung của y được dựng lên rất cụ thể và ngộ nghĩnh.

Câu hỏi: Truyện “Vi hành” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Năm 1922, thực dân Pháp đưa Khải Định sang “mẫu quốc” nhân cuộc Đấu xảo thuộc địa tổ chức tại Mác xây. Mục đích của bọn thực dân là vừa vuốt ve Khải Định, vừa lừa gạt dân Pháp khiến họ tin rằng sự “bảo hộ” của nước Pháp được dân Việt Nam hoan nghênh. Khi sang Pháp, Khải Định đã phô bày tất cả sự ngu dốt, lố lăng của một tên vua bù nhìn vô dụng khiến cho những người Việt Nam yêu nước hết sức bất bình.

Thời gian này Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động cách mạng ở Pháp. Người đã viết nhiều tác phẩm đánh vào chuyến đi nhục nhã của Khải Định như Con rồng tre, Sở thích đặc biệt, Lời than vãn của bà Trưng Trắc… “Vi hành” là tác phẩm cuối cùng nằm trong loạt tác phẩm đó, được đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp vào đầu năm 1923.

Câu hỏi: Mục đích sáng tác của truyện ngắn “Vi hành” là gì?

Trả lời:

“Vi hành” chủ yếu vạch trần bộ mặt xấu xa của Khải Định - một tên vua bán nước có nhân cách tồi tệ.

“Vi hành” cũng đả kích mạnh mẽ bọn thực dân Pháp với các chính sách “khai hoá” thâm độc và hành động vi phạm nhân quyền trắng trợn của chúng.

Câu hỏi: Hình tượng vua Khải Định ở truyện ngắn “Vi hành” trong mắt người Pháp là như thế nào?

Trả lời:

Với người Pháp, Khải Định chỉ như một thứ đồ chơi hiếm hoi, một trò giải trí, là tay sai, bù nhìn cho chúng.

Câu hỏi: Tác giả đã phê phán bản chất của thực dân Pháp ra sao trong “Vi hành” ?

Trả lời:

Đưa Khải Định sang Pháp làm công cụ tuyên truyền.

Đầu độc dân bản xứ bằng các chính sách bóc lột.

Mỉa mai chính sách khai hóa kệch cỡm.

Câu hỏi: Nghệ thuật đặc sắc của truyện “Vi hành” là gì?

Trả lời:

Tình huống nhầm lẫn

Hình thức một bức thư

Sử dụng thành công các thủ pháp khác nhau của loại hình châm biếm

Ngôn ngữ trào phúng sâu sắc, giàu chất châm biếm, thấm đẫm hài hước.

Câu hỏi: Ý nghĩa của truyện “Vi hành” là gì?

Trả lời:

Là truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi của Nguyễn Ái Quốc.

Thể hiện tài châm biếm sắc sảo của tác giả về hoàng đế An Nam và triều đình nhà Nguyễn, về thái độ của người dân và chính phủ bảo hộ đối với An Nam và Khải Định.

Thể hiện bản lĩnh kiên cường, tinh thần chiến đấu không khoan nhượng trước kẻ thù, tinh thần yêu nước sâu sắc của Hồ Chí Minh.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: