X

Soạn văn lớp 11

Câu hỏi bài Hầu trời chọn lọc - Ngữ văn lớp 11


Câu hỏi bài Hầu trời chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Hầu trời Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Hầu trời này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.

Câu hỏi bài Hầu trời chọn lọc - Ngữ văn lớp 11

Câu hỏi: Cách vào đề của bài thơ “Hầu Trời” gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?

Trả lời:

Cách “nhập đề” lạ, một sự “hư cấu” nghệ thuật.

Nó là cớ để nhân vật bộc lộ được cảm xúc trong “cõi mộng”

Cách vào đề gợi được sự thích thú, tò mò, dường như rất có duyên đối với người đọc.

Câu hỏi: Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào trong bài thơ “Hầu Trời” ?

Trả lời:

Thi sĩ rất cao hứng đọc văn đọc từ "văn vần" sang "văn xuôi"... cùng đó lại rất đắc ý nên càng đọc thì "văn dài thơ tốt ran cung mây !" càng đọc càng có cảm hứng, càng có cảm xúc nên đọc lại càng hay, kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình. Giọng đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái, cuốn hút người nghe.

Câu hỏi: Anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ trong bài “Hầu Trời”?

Trả lời:

Cảm nhận về cá tính, niềm khao khát chân thành của thi sĩ qua đoạn thơ:

 Một con người có cá tính rất “ngông”: ở cõi trần thân phận nhà văn bị khinh bị, xem thường, văn chương “rẻ như bèo”, Tản Đà tìm đến tận Trời để khẳng định tài năng của mình.

 Một con người có ý thức về cá nhân rất cao, dám tự mình khen mình (Trời và Chư tiên tán thưởng thơ Tản Đà, đó chính là nhà thơ tự tán thưởng). Đây không phải là sự tự kiêu, thiếu khiêm tốn trong cái nhìn vốn khiêm cung của xã hội Việt Nam thời phong kiến. Nhưng đây, chính là cái thật, là cá nhân ý thức được tài năng thực sự của mình.

Câu hỏi: Nhận xét về giọng kể của tác giả trong bài “Hầu Trời”.

Trả lời:

Giọng kể của tác giả: Đa dạng, hóm hỉnh có phần ngông nghênh, tự đắc.

Câu hỏi: Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng hiện thực và lãng mạn ở thi sĩ Tản Đà trong bài “Hầu Trời” có mối liên hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

Trong bài thơ này tác giả sử dụng kết hợp hoàn chỉnh giữa cảm hứng lãng mạn với hiện thực, cho người đọc thấy một bức tranh toàn cảnh cuộc sống vừa có chất thơ mà lại vô cùng chân thực, vô cùng đời thường.

Qua đó ta thấy cuộc sống qua nhiều mặt, vừa hiểu hơn tâm hồn người thi sĩ, trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".

Câu hỏi: Về mặt nghệ thuật, bài thơ “Hầu Trời” có gì mới và hay?

Trả lời:

Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ

Thể thơ : Thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu nào.

Ngôn từ : Hóm hỉnh, hài hước, có duyên và lôi cuốn.

Cách biểu hiện cảm xúc : Tự do, phóng khoáng.

Tác giả miêu tả Trời và Chư tiên không có chút đạo mạo, ngược lại các đấng siêu nhiên đó cũng có cách bộc lộ cảm xúc ngộ nghĩnh, bình dân ( lè lưỡi, chau mày, tranh nhau dặn…)

Câu hỏi: Cái ngông của tác giả thể hiện như thế nào qua bài thơ “Hầu Trời”?

Trả lời:

“Ngông” để chỉ sự khác thường, “ngông” trong văn chương để chỉ một kiểu ứng xử xã hội, nghệ thuật khác thói quen thường có ở nhà văn. Điều này bắt nguồn từ việc tác giả ý thức được cái tôi, tài năng, nhân cách của bản thân.

Các tác giả có cái “ngông” như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà…

Cái “Ngông” của Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở:

+ Tự cho mình văn hay tới mức Trời phải tán thưởng

+ Tìm thấy sự đồng điệu, thấu hiểu từ Trời và Chư tiên

+ Xem mình là một “trích tiên” bị đày vì tội ngông

+ Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành “thiên lương” một sứ mệnh cao cả

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: